"VỤ THẢM SÁT 62 NGƯỜI THÁNG 1 NĂM 1947"

ĐÀI TƯỞNG NIỆM - BIA CĂM THÙ

Tại ấp Bình Thạnh, xã Thạnh Trị, huyện Bình Đại

Sự kiện, nhân vật lịch sử

Sau ngày Nam Bộ kháng chiến, ta tập trung vào xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng, cải thiện đời sống quần chúng, xây dựng Đảng. Các làng trong quận An Hóa thành lập Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời, thay thế chính quyền thực dân phong kiến.

Ở làng Bình Đại, Phan Văn Hiếm làm Chủ tịch và Võ Văn Mạnh làm Phó Chủ tịch. Chính quyền cách mạng bãi bỏ thuế, sưu dịch, giảm tô cho nông dân từ 25-50%, và thúc đẩy phong trào xóa mù chữ, Tuần lễ vàng, Tuần lễ đồng thau. Đầu năm 1946, Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời đổi thành Ủy ban hành chính và các Ủy ban kháng chiến được thành lập. Lực lượng du kích ở Bình Thạnh, Bình Trị (khoảng 1 tiểu đội) được trang bị dao găm, mã tấu, và vũ khí tự tạo.









Ngày 8 tháng 2 năm 1946, địch bắt đầu đánh chiếm quận An Hóa, sử dụng máy bay bắn phá, phong tỏa đường đi lại, tăng cường do thám và khủng bố. Lực lượng thân binh đầu đỏ do thiếu úy Léon Leroy chỉ huy chiếm đóng Bình Đại, gây ra nhiều tội ác như chặt đầu, mổ bụng, lấy gan người uống rượu. Léon Leroy, một tên thực dân tàn ác sinh năm 1920, từng học tú tài tại Sài Gòn và Trường Sĩ quan trù bị Ton ở Sơn Tây, sau đó được thăng cấp Thiếu úy nhờ tổ chức lực lượng thân binh đầu đỏ giúp quân Pháp đánh chiếm Sài Gòn, Mỹ Tho, Cần Thơ.

Từ giữa đến cuối năm 1946, Léon Leroy tổ chức nhóm ám sát “Đảng hắc y” hay “Đảng sọ người”. Ngày 6 tháng 1 năm 1947, hắn bắn chết 62 người ở vàm Bà Khoai, trong đó có 55 người dân Bình Thạnh, Bình Trị.









Những con số, sự kiện đau thương

Ngày 1 tháng 6 Năm 1947

62 người bị bắn chết

Sát hại rùng rợn

tại Vàm bà khoai, sau bị bắn chết, thây trôi dạt trên sông

thanh niên bình đại

với tinh thần yêu nước

DI TÍCH ĐÀI TƯỞNG NIỆM

Tại vị trí diễn ra cuộc thảm sát 62 người trước kia, Đảng, Nhà nước và nhân dân đã xây dựng Đài tưởng niệm để tỏ lòng tưởng nhớ các chiến sĩ và người dân vô tội đã bị địch thảm sát dã man.

Di tích nơi xảy ra cuộc thảm sát nằm trong khuôn viên của Ủy ban Nhân dân xã Thạnh Trị, tọa lạc tại ấp Bình Thạnh 2, xã Thạnh Trị, huyện Bình Đại. Di tích bao gồm hai hạng mục chính: Đài tưởng niệm và đền thờ liệt sĩ, cùng các hạng mục phụ như bồn hoa, sân đan, và cây xanh. Di tích này thuộc thửa đất số 459 tờ bản đồ số 12 với tổng diện tích 273,8 m², trong đó khu vực 1 có diện tích 273,5 m² và khu vực 2 có diện tích 1612,5 m².


Công trình chính của đài tưởng niệm là hạng mục Bia căm thù, được xây dựng cách điệu với hình ảnh cánh buồm quê biển, có chiều cao 7m, làm bằng bê tông và sơn màu hồng nhạt. Phần nền của đài có hình bát giác với ba bậc tam cấp, diện tích 52,1 m², lát gạch ceramic màu xanh, hồng nhạt và đỏ (kích thước: 300x300).

Chi tiết của Bia căm thù:
Mặt trước của Bia có ba lớp bê tông đứng áp sát vào nhau, tượng trưng cho ba dãy cù lao của quê hương Bến Tre. Hai lớp bê tông ngoài cùng sơn màu hồng nhạt, lớp giữa ốp gạch ceramic màu nâu (kích thước: 300x300).
Trên mặt trước bia có bảng ghi tội ác bằng thiếc chữ vàng nền đỏ (kích thước: 0,8 x 1m), với nội dung:

Bên trái của Bia là biểu tượng ba dãy cù lao được cách điệu. Trên bề mặt bê tông có khắc tên 62 chiến sĩ dân quân bị Lêông Lơroa bắn chết, lát đá chữ đen nền trắng. Phía trước có một lư hương bằng sứ trắng để người dân thắp hương tưởng niệm.

Bên phải của Bia là mảng phù điêu chạm khắc và sơn nhủ vàng, tái hiện khung cảnh cuộc thảm sát ngày 6/1/1947. Trên phù điêu là hình ảnh các chiến sĩ bị bọn thân binh đầu đỏ xâu tay kéo ra Vàm Bà Khoai, một tên lính kiểm tra danh sách các chiến sĩ kháng chiến và hai tên lính khác giương súng vào các chiến sĩ. Phía trước là bồn hoa kiểng.

NƠI ĐÂY

Ngày rằm tháng chạp năm Bính Tuất (6/1/1947) tên Tây lai Lêông Lơroa chủ quận An Hóa cho bọn thân binh đầu đỏ đến bắt sáu mươi hai chiến sĩ dân quân ấp Bình Thạnh, làng Bình Đại xâu tay đưa ra Vàm Bà Khoai bắn chết thả xác trôi sông.

BIA GHI TỘI ÁC
NHỚ MÃI CĂM THÙ

ĐỀN THỜ LIỆT SĨ


Đền thờ liệt sĩ có diện tích 76,8 m², là nơi người dân đến thắp hương kính viếng. Đền được xây dựng bằng bê tông cốt thép vững chắc với mái lợp ngói, nền lát gạch ceramic màu đỏ và tam cấp lát gạch ceramic màu xám. Trên đỉnh mái có lưỡng long tranh châu được đắp bằng xi măng, và mỗi đầu đao được trang trí hình rồng quay đầu về bốn hướng.

Các cột trụ của đền được xây bằng bê tông cốt thép sơn màu nâu đỏ, tạo nên vẻ vững chãi. Hai cột trụ phía chính diện nổi bật với hình rồng đắp nổi sơn nhũ vàng, uốn lượn sống động quanh thân cột. Phía trên cột trụ có hàng chữ "ĐỀN THỜ LIỆT SĨ" màu đỏ, đắp bằng vữa xi măng.

Nội thất bên trong đền thờ: tường sơn nước màu hồng nhạt. Ở giữa là Bảng danh sách Mẹ Việt Nam anh hùng được khắc trên đá granit nền đen chữ vàng. Hai bên là hai bảng đá granic có khắc câu đối:

SỐNG

ĐẠI

THÁC
VINH
QUANG

Hai bên đền thờ là Bảng danh sách các liệt sĩ chống Pháp và chống Mỹ cũng được khắc chữ vàng trên đá granic màu đen. Bệ thờ mặt ngoài lát gạch ceramic màu trắng (cao 1m2). Bên trên có treo cuốn thư khắc chữ “ TỔ QUỐC GHI CÔNG” được sơn màu đồng. Trước bệ thờ có đôi hạc và một lư hương được sơn nhũ vàng.
- Bồn hoa: được xây trang trí ở bốn góc ngoài đài tường niệm (cao 0,4m) có lát gạch ceramic màu đỏ.
- Sân đền: lót đan bê tông (kích thước 1x0,5m)

Danh sách các chiến sỹ dân quân bị Lêông Lơroa sát haị tháng 1/1947

(Tổng số 3 ấp bị chặt đầu là 124 người, nay chỉ còn biết được tên 62 người)

1. NGUYỄN VĂN HAI
2. PHẠM VĂN NGÂU
3. NGUYỄN VĂN BƯỞI
4. ĐẶNG VĂN HỚN
5. VÕ VĂN BỞI
6. LÊ VĂN THẢNH
7. ĐẶNG VĂN LÚA
8. ĐẶNG VĂN CÁO
9. ĐẶNG VĂN XỆ
10. LÊ VĂN XOÀI
11. VÕ VĂN CHỨC
12. ĐẶNG VĂN BẮC
13. NGUYỄN VĂN VIỆT
14. PHẠM VĂN CÚC
15. VÕ VĂN ÍCH
16. NGUYỄN VĂN GẮNG
17. NGUYỄN VĂN ĐẤY
18. TỐNG VĂN CHÂU
19. TỐNG VĂN XUẤT
20. TRẦN VĂN SA
21. VÕ VĂN LẼ
22. VÕ VĂN ĐỈNH
23. ĐINH VĂN CHÙM
24. LÊ VĂN LƯỠNG
25. VÕ VĂN CAM
26. LÊ VĂN SÓT
27. NGUYỄN VĂN CÔNG
28. NGUYỄN VĂN NHUM
29. PHẠM VĂN HOÀNH
30. HỒ VĂN TẤT
31. NGUYỄN VĂN THÔN

32. NGUYỄN VĂN TỬU
33. NGUYỄN VĂN GIÀU
34. HỒ VĂN KHÁNG
35. VÕ VĂN HỚN
36. PHẠM VĂN TÌNH
37. PHẠM VĂN KHỰNG
38. NGUYỄN VĂN HẠNH
39. PHẠM VĂN KHOE
40. PHẠM VĂN ĐÀNG
41. NGUYỄN VĂN NHU
42. NGUYỄN VĂN ÁI
43. LÊ VĂN CHÌNH
44. TRẦN VĂN HƯNG
45. PHẠM VĂN THẨU
46. ĐOÀN VĂN NỮ
47. ĐINH VĂN ĐỜI
48. VÕ VĂN BÓT
49. NGUYỄN VĂN ÓC
50. NGUYỄN VĂN RI
51. LÊ VĂN RẮNG
52. NGUYỄN VĂN TRƯỜNG
53. VÕ VĂN HƯỚNG
54. TRẦN VĂN HOẠCH
55. LÊ VĂN CÒ
56. NGÔ VĂN ĐẶNG
57. NGUYỄN VĂN KHÂM
58. VÕ VĂN LÁNG
59. NGUYỄN VĂN THÔN
60. NGUYỄN VĂN CỨ
61. LÊ VĂN TẠO
62. NGUYỄN VĂN THÌN

SINH HOẠT VĂN HÓA, TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO

Hằng năm, cứ đến ngày 15 tháng Chạp âm lịch, Đền thờ liệt sĩ xã Thạnh Trị và tượng đài căm thù trở thành điểm hẹn cho ngày giỗ hội của nhân dân trong xã. Người dân đến thắp hương tưởng nhớ những người đã hy sinh cho nền độc lập dân tộc và giải phóng đất nước. Sự kiện này vẫn được nhắc đến như một trang sử vàng oanh liệt nhằm giáo dục thế hệ mai sau.

GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, VĂN HOÁ CỦA DI TÍCH

Vụ thảm sát 62 người tháng 1 năm 1947 ở xã Thạnh Trị là một di tích lịch sử ghi lại tội ác của kẻ thù đối với nhân dân xã Thạnh Trị nói riêng và của tỉnh Bến Tre nói chung. Đây còn là chứng tích cho một giai đoạn đau thương mất mát của quân dân Thạnh Trị trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp. Với ý nghĩa lịch sử căm thù tội ác của giặc, di tích cần được xem xét xếp hạng để có cơ sở pháp lý và xuâ dựng phương án bải tồn, tôn tạo tái phát huy giá trị di tích, phục vụ công tác giáo dục lòng căm thù giặc và truyền thốn yêu nước của các thế hệ hôm nay và mai sau.

PHÒNG VĂN HOÁ BÌNH ĐẠI

Địa chỉ: Lorem Ipsum

Hotline: 09xxxxxx

Email: Lorem Ipsum

Website: Lorem Ipsum

©2021 Allrights reserved

TỔNG QUAN

VỊ TRÍ

TIỆN ÍCH

MẶT BẰNG

CHÍNH SÁCH

TIẾN ĐỘ DỰ ÁN

TIN TỨC

LIÊN HỆ