Lễ hội Nghinh Ông
Bình Đại - Bến Tre

dấu ấn tín ngưỡng thiêng liêng của người miền biển

Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải Bến Tre là dịp để người dân sinh sống bằng nghề biển bày tỏ lòng biết ơn đến cá Ông (cá voi) và gửi gắm niềm tin, hy vọng vào vị thần hộ mệnh linh thiêng luôn cứu giúp họ mỗi lúc gặp hiểm nguy giữa biển khơi. Ngoài ra, đây còn là nghi thức cầu cho biển lặng, mưa thuận gió hòa, giúp ngư dân có được mùa đánh bắt thuận lợi và bình an. Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải Bến Tre cũng phản ánh ước mơ tốt đẹp của cư dân miền Biển là mong muốn được “ăn nên làm ra”, thuận buồm xuôi gió và không bao giờ quên ơn nghĩa, công đức của Tổ nghiệp. 

Di sản văn hoá phi vật thể cấp Quốc gia

KHÁM PHÁ NGAY

Sự ra đời của lễ hội Nghinh Ông Nam Hải Bến Tre

Tỉnh Bến Tre có địa hình tiếp giáp với biển Đông và sở hữu đường bờ biển chạy dài khoảng 65km qua 3 huyện Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú. Chính vì thế, các cư dân ở xứ dừa Bến Tre quanh năm bám biển mưu sinh đã có tục thờ cá Ông và từ thuở xa xưa và lễ hội Nghinh Ông Nam Hải cũng bắt nguồn từ tín ngưỡng này. Đối với người dân Bến Tre, đây là một trong những lễ hội cực kỳ quan trọng và cũng là dịp để thư giãn, vui chơi sau những ngày bận rộn công việc đồng áng. Ngày nay, lễ hội Nghinh Ông Nam Hải Bến Tre đã trở thành một nét văn hóa truyền thống lâu đời của bà con trong vùng, đồng thời thu hút hàng nghìn lượt khách thập phương đến tham dự mỗi năm.

Cá "Ông" là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển nói chung. Có rất nhiều truyền thuyết, giai thoại được lưu truyền về loài cá này

- trích Ghi chép của ông Lê Quang Nhiệm -

- trích Ghi chép của ông Thái Văn Kiểm từ người dân vùng Gò Công -

01

Từ câu chuyện thần thoại...

“Theo huyền thoại, xưa kia đức Phật Quan Âm trong lần tuần du Đại Hải ngậm ngùi đau xót cho số phận của người trần bị chết chìm ngoài biển khơi nên xé chiếc áo cà sa làm muôn mảnh thả trên mặt biển làm phép thành cá Ông, lấy bộ xương voi ban cho để cá Ông có thân hình to lớn, lại ban cho phép “thâu đường” để lội thật mau hầu làm tròn trách nhiệm cứu vớt người lâm nạn”

02

... cho đến câu chuyện lịch sử hoá

“Gia Long khi còn là hoàng tử bị săn đuổi bởi quân Tây Sơn đã phải chạy thẳng vào cực Nam ở vùng Soài Rạp (giữa Gia Định và Gò Công). Một trận bão điên cuồng nổi lên. Chiếc thuyền lớn chòng chành như sắp lật. Vị vua tương lai cầu khẩn trời. Thế là một điều kỳ diệu xảy ra: một con cá Ông xuất hiện, nó đội chiếc thuyền lên và bơi thoát ra khỏi vùng bão rồi đặt chiếc thuyền vào bãi Vàm Láng (Gò Công)."

03

Và cái tên mang ý nghĩa tôn kính - "Cá Ông"

Do cuộc sống mưu sinh, người làm nghề chài lưới phải đêm ngày đối diện với biển cả mênh mông đầy bí hiểm, khi sóng yên biển lặng cũng như khi bão tố cuồng nộ, con người cảm thấy mình bé nhỏ trước thiên nhiên, nên dễ tin vào một lực lượng siêu nhiên nào đó có thể giúp họ vượt qua những lúc hiểm nghèo. Trong chiều sâu tâm thức, người ngư dân đặt tin tưởng vào sinh vật khổng lồ vừa “hiền” vừa “thiêng” là loại cá voi, mà họ gọi một cách kính trọng là cá Ông, hoặc Ông, dù rằng sự cứu giúp đó mang tính huyền thoại nhiều hơn là hiện thực. Có rất nhiều danh từ để gọi cá voi với sự cung kính: Ông Nam Hải, Ông Lớn hay Ông Cậu để chỉ những cá voi to lớn, Ông Khơi để chỉ những cá voi sống ngoài biển khơi, Ông Lộng để chỉ những cá voi sống gần bờ. Ngoài ra còn có những cách gọi khác như Ông Thông, Ông Chuông, Ông Máng với ý nghĩa tôn kính.
Trong tâm linh của ngư dân, lễ hội Nghinh Ông không chỉ là dịp để họ biểu tỏ lòng kính trọng và biết ơn đối với một sinh vật thiêng liêng mà còn gởi găm vào đó cả niềm tin và hy vọng ở một vị thần hộ mạng sẵn sàng cứu giúp họ trong cơn hoạn nạn, trong những lúc hiểm nghèo giữa nơi biển cả .
Đối với ngư dân Bình Thắng, tục thờ cá Ông phản ánh sự may rủi của con người trước những bất trắc, khó lường của biển cả cũng như sự cầu mong độ trì của cộng đồng để có những mùa cá bội thu, cuộc sống phát đạt, giàu có và bình an. Do vậy, lễ hội Nghinh Ông của ngư dân Bình Thắng là sinh hoạt tín ngưỡng nhằm bày tỏ niềm tin thiêng liêng của họ trong đời sống hiện tại. Thông qua những nghi lễ cúng bái, cộng đồng bày tỏ tấm lòng của mình với thần linh, cầu mong sự phù hộ, che chở nơi thần thánh, ở đây chính là thần Nam Hải.

Lễ hội diễn ra với nhiều hoạt động văn hoá truyền thống hấp dẫn

Trong tâm linh của ngư dân, lễ hội Nghinh Ông không chỉ là dịp để họ biểu tỏ lòng kính trọng và biết ơn đối với một sinh vật thiêng liêng mà còn gởi gấm vào đó cả niềm tin và hy vọng ở một vị thần hộ mạng sẵn sàng cứu giúp họ trong cơn hoạn nạn, trong những lúc hiểm nghèo giữa nơi biển cả.

Đối với ngư dân Bình Thắng, tục thờ cá Ông phản ánh sự may rủi của con người trước những bất trắc, khó lường của biển cả cũng như sự cầu mong độ trì của cộng đồng để có những mùa cá bội thu, cuộc sống phát đạt, giàu có và bình an. Do vậy, lễ hội Nghinh Ông của ngư dân Bình Thắng là sinh hoạt tín ngưỡng nhằm bày tỏ niềm tin thiêng liêng của họ trong đời sống hiện tại. Thông qua những nghi lễ cúng bái, cộng đồng bày tỏ tấm lòng của mình với thần linh, cầu mong sự phù hộ, che chở nơi thần thánh, ở đây chính là thần Nam Hải.

Ở xã Bình Thắng (huyện Bình Đại) lễ được tổ chức vào hai ngày 15 và 16-6 (âm lịch), sự kiện này trùng hợp với ngày thành lập Lăng Ông Bình Thắng như một lời nhắc nhở về truyền thống lịch sử, văn hóa của người dân địa phương nơi đây.
Trong suốt 3 ngày diễn ra lễ hội, người dân Bến Tre cũng tạm gác lại mọi công việc để tụ tập về đây nhằm tỏ lòng thành kính, biết ơn đối với thần Ông, đồng thời ngồi lại với nhau cùng chuyện trò, trao đổi công việc và thỏa sức vui chơi, ăn uống. 

Nét đặc sắc của lễ hội
Nghinh Ông Nam Hải Bình Thắng - Bình Đại - Bến Tre

Lễ hội Nghinh Ông Bình Thẳng không chỉ thu hút dân chài địa phương mà cả nhân dân các vùng lân cận về tham dự hằng năm. Thời gian diễn ra Nghinh Ông Bình Thắng khá dài và được cộng đồng tổ chức với qui mô lớn.
Phần Lễ được tổ chức hầu hết ở trên biển. Trước ngày lễ, các thuyền đánh cá dù đang làm nghề ở nơi xa hay gần, đều phải tề tựu về bến. Cả khi đang đánh bắt trúng cũng phải bỏ mà về. Điều này đã trở thành quy ước bắt buộc. Tham gia vào lễ Nghinh Ông còn có những thuyền đánh cá ở nơi khác, tỉnh khác đang hành nghề tại biển của địa phương. Các thuyền đánh cá đều giăng đèn, kết hoa rực rỡ. Ở đầu mũi thuyền, chủ nhân có bày mâm cúng gồm trái cây, xôi thịt, thường là cặp vịt luộc, chiếc đầu heo, cùng với hương hoa. 
Phần Lễ được tổ chức hầu hết ở trên biển
Phần lễ được tổ chức cực kỳ long trọng với 6 nghi thức trang nghiêm: lễ Túc yết, lễ Nghinh Ông, lễ tế Tiền hiền - Hậu hiền, lễ xây chầu đại bội, lễ Chánh tế và lễ Tống ôn - cấu trúc chặt chẽ của một lễ hội nghinh ông của ngư dân địa phương. Đến ngày tổ chức lễ hội, tất cả các ghe, thuyền cùng với ngư dân và bà con địa phương đều nô nức tập trung tại cửa biển. Mỗi chiếc ghe, thuyền đều được trang trí nhiều màu sắc bắt mắt, chăng đèn và kết hoa rực rỡ.

Nghi thức quan trọng nhất của toàn bộ lễ hội chính là lễ Nghinh Ông, yêu cầu mọi cư dân miền biển đều phải tham dự và tất cả thuyền, ghe cùng tiến ra khơi để cử hành lễ. Dẫn đầu đoàn thuyền Nghinh Ông là ông Chánh bái và Phó Chánh bái, theo sau là 4 học trò lễ, 4 đào thài, 8 người mang bát cửu, 1 người cầm cờ ghi chữ Nam Hải, 4 người khiêng long đình và cuối cùng là 2 người cầm lọng. Đoàn tàu nghinh ông dẫn đầu là ghe lễ đi từ rạch Bà Khoai ra sông cửa Đại, độ chừng 10 km. Những chiếc tàu theo sau chạy đua tăng tốc với nhau, nhưng không được vượt qua mặt ghe lễ. Trên tàu, những ngư dân đặt hương án ở phía mũi tàu với khá nhiều lễ vật khác nhau.

Theo quan niệm của ngư dân nơi đây, sau các nghi này, cá ông sẽ lên vọi để chứng minh lễ cúng của họ. Năm nào xảy ra hiện tượng này là ngư dân được mùa, cả năm bình an, phát đạt. Trường hợp không thấy cá ông lên vọi, sau khi lượn vòng nhiều bận, ông Chánh bái sẽ “xin keo âm dương”. Nếu một trong hai đồng tiền tung lên, rơi xuống đĩa mà có một đồng sấp, một đồng ngửa thì coi như ông Nam Hải đã chấp nhận lòng thành của ngư dân.
Các hoạt động văn hoá diễn ra xuyên suốt
Nối tiếp phần lễ là phần hội với bầu không khí cực kỳ sôi nổi và hào hứng. Xuyên suốt thời gian diễn ra phần hội, mọi người sẽ được tham gia nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn như kéo co, đẩy gậy, múa lân, nhảy dây… Không chỉ thế, tất cả còn ngồi lại cùng nhau để nhâm nhi các món đặc sản dân dã và trò chuyện thân tình. Tham dự lễ hội Nghinh Ông Nam Hải Bến Tre, bạn không chỉ cảm nhận được sự hiếu khách, nồng hậu của người dân bản địa mà còn có cơ hội thăm thú các khu du lịch biển và trải nghiệm nhiều hoạt động ý nghĩa khác. 
Phần Hội
Phần Lễ
        Lễ hội Nghinh Ông Bình Thắng được tổ chức theo đúng qui định của nhà nước, không có hiện tượng mê tín dị đoan -  là một di sản văn hóa phi vật thể quý báu không riêng gì ở huyện Bình Thắng mà còn tiêu biểu của Bến Tre. Bảo tồn và phát huy di sản này là một việc làm thiết thực, có ý nghĩa, góp phần giáo dục truyền thống văn hóa cho người dân địa phương. Qua lễ hội này, các hoạt động như: Họp mặt ngư dân để trao giải gương tiêu biểu đánh bắt giỏi, tuyên truyền bảo vệ môi trường biển, nâng cao hơn nữa năng suất đánh bắt,…đã góp phần to lớn trong việc nâng cao nhận thức của ngư dân.

Video: Lễ hội Nghinh Ông Năm Hải - Bình Thắng - Bình Đại - Bến Tre

Tìm hiểu thêm về Lăng ông Nam Hải - Bình Thắng

Trải qua nhiều lần xây dựng và nâng cấp, ngư dân Bình Thắng đã có một địa điểm sinh hoạt tín ngưỡng khang trang và trang trọng
Xây dựng thô
Ông Ngô Minh Châu đứng ra vận đông dân xây dựng. Lăng được lợp lá, khánh thành vào ngày 19/07/1951, nhằm ngày 16/06 năm Tân Mão
1951
Xây dựng lại lần 1
Lăng được xây dựng lại bằng cột gỗ, trên lợp ngói thô sơ
1965 - 1966
Nâng cấp công trình
Người dân tiếp tục xây dựng võ ca và hàng rào
2020
Trường tồn với thời gian
Lăng ông khang trang và rộng rãi - là địa điểm sinh hoạt tín ngưỡng quen thuộc của người dân địa phương
Ngày nay
Xây dựng lại lần 2
Ngư dân địa phương quyên góp xây lại lăng bằng xi-măng
1980
        Lăng ông Bình Thắng có kết cấu của một ngôi đình Nam bộ điển hình, theo dạng “xếp đọi” hay “xếp bát”: Phía trước là võ ca, võ qui, rồi đến phần chính điện, nhà tiền vãng, phòng khách, nhà trù. Phần chính điện có 3 lớp hương án phía ngoài, sau đó ở giữa là bàn thờ chính có khắc nổi chữ “Nam Hải” màu vàng trên nền đỏ, hai bên là bàn thờ tả ban và hữu ban. Phối tự theo cùng là ban thờ Thủy Long Thần Nữ (Bà Thủy) và Hà Bá Long Vương. Chánh điện được trang trí bát bửu, lỗ bộ, lọng, mõ, trống đều có màu đỏ khiến cho không gian nơi đây thêm phần trang trọng, thâm nghiêm. Phía sau chánh điện là nhà tiền vãng.

Nghi thức trên đất liền tại Lăng ông Nam Hải

Sau khi làm lễ, đoàn thuyền sẽ rước Nghinh Ông về lăng và hoàn thành các thủ tục, nghi thức khấn vái tiếp theo bao gồm: Nghi xây chầu đại bội, Nghi chánh tế và Nghi tống ôn.
        Trước đây, trong Lăng Ông Bình Thắng có 2 bộ cốt cá ông. Bộ cốt đầu tiên hiện đặt trên ban thờ chính, do ngư dân phát hiện thi hài của cá ông con tại ấp Bình Mỹ (thuộc xã Bình Thắng ngày nay) vào khoảng năm 1956 - 1957. Ngoài ra, bộ cốt thứ hai tương đối khá lớn, đặt ở hương án ngoài thuộc gian giữa chính điện và có ghi nguồn gốc: “Chi hội nghề cá lâm sản Bến Tre gặp cá ông lụy ở Biển Đông ngày 4 tháng 4 năm Tân Tỵ 2001, trục vớt lên tàu đưa về Lăng Ông Nam Hải Bình Thắng, ngày 18 tháng 4 năm Tân Tỵ. Phụng cúng”. Theo giải thích của ông Mai Lợi - đại diện Ban Khánh tiết Lăng Ông Bình Thắng, người gặp được ông lụy sẽ là người chịu tang và làm theo đúng nghi thức tang ma truyền thống của cộng đồng. Mặt khác, hài cốt cá Ông khi mang về lăng được cúng bái nghiêm túc. Sau thời gian phân hủy xác, người ta lau sạch phần xương rồi rửa bằng hooc-mon và làm nghi thức nhập lăng thật trang trọng. Ngư dân địa phương còn cho biết thêm thịt cá trong thời gian phân hủy có mùi hơi khét, không hề hôi. Như vậy, trước kia cũng như hiện tại, cá Ông vẫn được ngư dân Bình Thắng tôn thờ và tin tưởng vào sự phù hộ, thể hiện sự tiếp nối truyền thống tín ngưỡng, văn hóa của thế hệ trước.

7 nghi thức quan trọng trong lễ Nghinh Ông

Trình tự của các nghi lễ này phản ánh được cấu trúc chặt chẽ của một lễ hội nghinh ông của ngư dân địa phương. Ở đây, mỗi nghi lễ có một chức năng và ý nghĩa khác nhau, góp phần tạo nên tính đa dạng với nhiều không gian, thời gian cho lễ hội. 

Nghi
túc yến

1

Nghi
cầu an

2

Nghi
nghinh ông

3

Nghi chánh tế

Nghi
tiền vãng

Nghi xây chầu đại bội

Nghi
tống ôn

4

5

6

7

Nghi
tiền vãng

4

Nghi
nghinh ông

3

Nghi
xây chầu đại bội

5

Nghi chánh tế

6

Nghi
tống ôn

7

Lễ hội Nghinh Ông Bình Thắng
Di sản văn hoá phi vật thể quý báu

  • Lễ hội Nghinh Ông là một di sản văn hóa phi vật thể quý báu không riêng gì ở huyện Bình Thắng mà còn tiêu biểu của Bến Tre - được tổ chức theo đúng qui định của nhà nước, không có hiện tượng mê tín dị đoan, phù hợp với tín ngưỡng dân gian như một nhu cầu chính đáng của người dân.
  • Cùng với những lễ hội truyền thống lớn của tỉnh, lễ hội Nginh Ông Bình Thắng đã được đầu tư để thu hút khách du lịch trong và ngoài tỉnh tham gia, tạo nguồn thu phát triển kinh tế.
  • Xu hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá cuộc sống cũng đã đem lại sự thay đổi nhất định trong Lễ hội Nghinh Ông truyền thống. Để thích nghi với nhịp sống và thời đại, mốt số phong tục, nghi lễ đã được đơn giản hoá. 
  • Những ngày diễn ra lễ hội là dịp để người dân làm nghề biển thư giãn, lấy lại thăng bằng, tâm linh sau những ngày lao động vất vả, đồng thời để tỏ lòng biết ơn đối với một sinh vật “thiêng” ở biển, mà trong tâm thức nhiều ngư dân vẫn chứa đựng một niềm tin về sự giúp đỡ của cá Ông khi gặp tai nạn. Có thể nói, ngày lễ hội Nghinh Ông là ngày vui tưng bừng đối với người dân vùng biển để cầu cho biển lặng gió hòa, ngư dân may mắn làm ăn phát đạt, an khang. Lễ hội là nét văn hóa miền biển độc đáo cần được giữ gìn và phát triển, giới thiệu cho du khách trong và ngoài nước, góp phần làm phong phú thêm kho tàng di sản văn hóa dân tộc

Lịch sử lăng ông

Xem lại nghi lễ

Đón nhận trao tặng
Di sản văn hoá phi vật thể
cấp Quốc gia

Ngày 18/7/2016, tỉnh Bến Tre tổ chức lễ đón nhận bằng công nhận Lễ hội Nghinh Ông xã Bình Thắng, huyện Bình Đại là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Đây là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đầu tiên ở tỉnh Bến Tre. 

2024 Bản quyền thuộc về Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Bình Đại - tỉnh Bến Tre

Di tích lịch sử và Du lịch huyện Bình Đại - tỉnh Bến Tre

Phòng Văn hoá và Thông tin - Huyện Bình Đại - Bến Tre

Hotline: 0753741689 - 0753851112

Email: pvh.ubhbd@bentre.gov.vn

Website: https://dulichbinhdai.triplink.vn/

Ban quản lý di tích: UBND xã Bình Thắng - 02753851956