Đình Vang Quới

Di tích lịch sử - văn hoá cấp Tỉnh

KHÁM PHÁ NGAY

Đình Vang Quới, ngôi nhà cổ kính nằm giữa lòng làng quê Bến Tre, như một câu chuyện lịch sử được kể lại qua từng đường nét kiến trúc tinh xảo. Với tuổi đời hàng trăm năm, ngôi đình đã chứng kiến biết bao thăng trầm của thời gian và là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của người dân địa phương. Mỗi cột nhà, bức tường, mái ngói... đều mang một dấu ấn riêng, kể về một câu chuyện xưa.
Xã Vang Quới Tây, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre

Lịch sử xây dựng Đình Vang Quới

Trải qua nhiều thập kỉ
Theo các cụ trong vùng kể lại, đình Vang Quới lúc đầu chỉ được xây cất rất đơn sơ bằng vật liệu tre, lá. Đình có bàn thờ, có khánh thờ Thần, lư hương tươm tất, khói nhang lan tỏa bốn mùa.
Người có công với đình như Tiền hiền Võ Văn Thi, Hậu hiền Phạm Văn Vang cùng đoàn tùy tùng gồm 04 người đi ngựa đến kinh đô Huế dâng sớ xin vua Tự Đức phong thần cho đình Vang Quới để thờ cúng. Đoàn người ngày đi đêm nghỉ lên đèo xuống suối, trải qua bao gian khổ nhọc nhằn chỉ với số tiền ít ỏi, là tấm lòng của những người con ruột thịt quê hương Vang Quới đóng góp.

Sau khi dâng sớ trình bày mọi việc, vua Tự Đức sắc phong đình thần Vang Quới bằng Sắc thần.
Sớ phong thần
1916 - 1035
Năm 1916, gió mùa Đông Bắc thổi mạnh, ven bờ sông Cửa Đại bị sạt lở. Đình phải về ấp Vinh Hội trên phần đất của Chánh bồi Cao Văn Báu. Đình được xây dựng bằng cột cây, vách ván theo kiểu thượng lầu hạ hiên theo mẫu đình làng Nam bộ thờ đó.
Năm 1935, đình Vang Quới được xây dựng đầy đủ bao gồm các hạng mục: đình chính, miếu Thần nông, nhà Vỏ ca, nhà Vỏ Quy, thảo bạc, tiền vãng, nhà trù và nhà khách.
Dời chỗ và tái xây dựng
1945 - 1948
Thời vua Minh Mạng
Người dân ở đàng ngoài di cư vào trong lập nghiệp, khi đến vùng đất mới, họ tiến hành khai hoang lập nghiệp. Bên cạnh đó, họ tiến hành xây cất đình làng đề làm chỗ dựa tâm linh để cầu bình an, thuận lợi trên bước đường tha hương cầu thực.
Khởi đầu
Đình bị chiến tranh tàn phá nặng nề chỉ còn lại ngôi đình chính, hai mặt dựng của nhà vỏ ca và thảo bạc. Năm 1948, ông Phạm Lương Thìn và ông Bùi Duy Hinh đóng góp xây dựng toàn bộ ngôi đình và xây thêm nhà việc để tề xã làm công sở.
Chiến tranh
Năm 1960, giải tán tề xã nên phá hủy nhà việc, tháo dỡ ngôi tiền vãng. Năm 1997, xây dựng lại nhà khách. Năm 1999, thành lập hoa viên và hòn dã sơn. Năm 2001, xây dựng mới từng rào bảo vệ đình.  Năm 2002, xây dựng mới cổng đình, ngôi thảo bạc và ngôi tiên sư. Năm 2003, sửa chữa phần mái ngôi đình chính.
Tu sửa và xây dựng thêm
1960 - hiện nay
1852

Đình Vang Quới - kiến trúc cổ hình chữ đinh với các gian điện có trang trí độc đáo

Đình Vang Quới, một viên ngọc kiến trúc ẩn mình giữa cánh đồng lúa xanh mát của Bến Tre, đã thu hút bởi vẻ đẹp cổ kính và độc đáo. Ngôi đình không chỉ là nơi thờ tự linh thiêng mà còn là một bảo tàng kiến trúc sống động, ghi dấu những nét tinh hoa của nghệ thuật xây dựng truyền thống.
Cổng đình Vang Quới được xây dựng mới năm 2002 bằng chất liệu bê tông cốt thép theo kiểu tam quan có nóc, trùng thềm điệp ốc. Phần mái cổng đình lợp ngói ống màu xanh. Đỉnh phần mái cổng đình được trang trí đắp nổi lưỡng long chầu nhật bằng chất liệu gốm sứ. Xung quanh đình được bao bọc bởi hàng rào bảo vệ bằng bê tông cốt thép khá chắc chắn và kiên cố. Phía trước cổng đình đắp nổi chữ Hán bằng chất liệu xi măng: 亭 貴 榮 bên dưới là hàng chữ Đình Vang Quới. 
Cổng đình
01
Có kết cấu tứ trụ, xuyên trính, bồi hộc. Hệ thống vì kèo, 4 hàng cột bằng chất liệu gỗ, mái lợp ngói âm dương, nền lát gạch tàu, trên đỉnh phần mái trang trí đắp nổi lưỡng long chầu bầu rượu bằng chất liệu gốm sứ. Diềm mái trang trí đắp nổi chim điểu ngậm xâu tiền bằng gốm sứ.

Phần vách hai bên tả hữu nhà võ ca phía bên dưới xây dựng bằng chất liệu xi măng, phần bên trên là những thanh gỗ song song tạo thành ô thoáng để lấy ánh sáng và thông gió. Chính giữa nhà võ ca có sân khấu bằng bê tông cốt thép khá kiên cố dùng làm nơi biểu diễn của các nghệ nhân. Phía sau sân khấu có hai lối lên xuống hai bên tả hữu thông đến một căn phòng nhỏ dùng làm nơi sắm tuồng biểu diễn của các nghệ nhân.
Nhà Võ ca
03
Sân đình khá bằng phẳng. Khuôn viên sân đình có bồn xi măng dựng cột cờ, có hoa viên cây kiểng. Đặc biệt khuôn viên đình có cây sứ cổ thụ cao trên 5m có tuổi thọ trên 140 năm do ông Lê Ngọc Tồn kính hiến. Xung quanh gốc cây sứ trang trí đắp nổi hai rồng uốn lượn bằng chất liệu xi măng.
Bước vào cổng đình phía bên phải là miếu thờ Thần nông bằng chất liệu xi măng được trang trí lưỡng long tranh châu, hai phụng giao duyên, cặp hạc chầu Thần nông bằng chất liệu xi măng.
Khuôn viên đình
02
Nối nhà võ ca, chính điện. Nhà võ quy được kết cấu theo kiến trúc xuyên trính, mái lợp ngói âm dương, nền lát gạch tàu. Trên mỗi trính dùng nối hai hàng cột có một cây trổng bằng chất liệu gỗ. Trổng được cách điệu khắc vân hình bầu dục. Phần vách nhà võ quy với ngôi thảo bạc bằng chất liệu gỗ được thiết kế theo kiểu thượng song hạ bản, phần trên cùng trang trí chạm khắc hoa văn hoa lá.
NHÀ VỎ QUY
04
Chính điện gồm ba gian thờ theo kiến trúc ba gian hai chái, tứ trụ, xuyên trính, bồi hộc, áp quả, nền lát gạch tàu, mái lợp ngói âm dương, trên đỉnh phần mái trang trí đắp nổi lưỡng long chầu bầu rượu bằng chất liệu gốm sứ. Nơi chính điện là bàn thờ thần bằng chất liệu gỗ trang trí chạm trổ hoa lá, trái lựu. Trên bàn thờ có bát nhang sành, cặp chân đèn gỗ, hòm đựng sắc phong bằng gỗ. Khánh thờ thần bằng gỗ, bên trong ghi chữ Thần (伸). Khánh thờ gồm ba lớp, ở mỗi lớp đều có trang trí chạm khắc hoa lá, lưỡng long trang châu cách điệu, sơn son thếp vàng.
Chính điện
05
Đình Vang Quới không chỉ gây ấn tượng bởi kiến trúc độc đáo mà còn bởi hệ thống liễn đối và hoành phi vô cùng tinh xảo. Mỗi câu liễn, mỗi bức hoành phi đều là một tác phẩm nghệ thuật, mang đậm dấu ấn của thời đại và tài năng của các nghệ nhân xưa.

Liễn đối
trong đình được chạm khắc tỉ mỉ trên các cột gỗ lim quý hiếm. Những câu đối ấy như những bài thơ ngắn, chứa đựng những câu châm ngôn, những lời dạy về đạo lý, nhân nghĩa. Nội dung của các câu đối thường ca ngợi công đức của các vị thần linh, ca ngợi quê hương đất nước, hoặc thể hiện những quan niệm sống của người dân.

Hoành phi
lại được treo trang trọng trên các vì kèo, thường mang những chữ Hán ý nghĩa sâu sắc. Những bức hoành phi này không chỉ có giá trị thẩm mỹ mà còn thể hiện sự tôn kính đối với các vị thần linh và tổ tiên. Nội dung của hoành phi thường ca ngợi công đức của các vị thần, thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với tổ tiên.

Cùng với kiến trúc độc đáo, hệ thống liễn đối và hoành phi đã góp phần tạo nên một không gian linh thiêng, trang nghiêm cho Đình Vang Quới. Mỗi khi đến đây, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật tinh xảo mà còn được tìm hiểu về văn hóa, tư tưởng của người dân xưa.

Tài sản kiến trúc nghệ thuật vô giá

2024 Bản quyền thuộc về Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Bình Đại - tỉnh Bến Tre

Di tích lịch sử và Du lịch huyện Bình Đại - tỉnh Bến Tre

Phòng Văn hoá và Thông tin - Huyện Bình Đại - Bến Tre

Hotline: 0753741689 - 0753851112

Email: pvh.ubhbd@bentre.gov.vn

Website: https://dulichbinhdai.triplink.vn/

BQL Di tích: UBND xã Vang Quới Tây - 02753854109