Thời Nguyễn, đình có tên là Nguyệt Thạnh. Đến thời Pháp, thôn Nguyệt Thạnh sáp nhập và đối tên thành Long Thạnh nên đình cũng được đổi tên thành đình Long Thạnh cho đến ngày hôm nay.

Khám phá câu chuyện

Đình Long Thạnh

Di tích Lịch sử - Văn hoá cấp Quốc gia

Xã Long Định, huyện Bình Đại, Bến Tre

Nguồn gốc lịch sử

Theo các cụ cao niên trong làng kể lại thì vào đầu thế kỷ XIX nơi đây là vùng đất hoang hóa, rừng rậm với nhiều loài thú dữ, các bậc tiền nhân từ vùng Ngũ Quảng di dân đến đây cùng nhau khai hoang, lập ấp, phát triển nông nghiệp. Thời gian trôi qua, công cuộc khẩn hoang cũng đã cơ bản đạt được nhiều thành tựu, việc mở đường xây chợ, phát triển dân số, phát triển nông nghiệp đã đi vào ổn định, xóm làng đã trù phú, đời sống nhân dân ngày càng khá lên nên cần phải có một nơi để thờ cúng thần linh nhằm tạ ơn thần đã phù hộ cho nhân dân có cuộc sống ấm no, vạn vật tốt tươi. Ban đầu, đình được dựng lên bằng cây lá đơn sơ tọa lạc ở vị trí khác (cách vị trí hiện nay khoảng 1 km.

Kiến trúc tổng thể

Đình được xây dựng theo kiến trúc cô truyền của đình làng Nam bộ với vách bằng gạch, mái lợp ngói âm dương, hệ thống cột kèo băng gỗ giáng hương, nên lát gạch tàu với các nhà: Võ ca, Tiền điện và Chánh điện được xây dựng nối liền nhau. Ngoài ra, xây nói liên với ngôi Chánh điện về phía hữu là nhà Khách và nhà Tiên sư. Cấu trúc nảy tạo cho đình có hình chữ Đinh (丁).

03

Chánh điện

Là phần chính của đình Long Thạnh. Nhiều công trình kiến trúc: hoành phi, câu đối, bao lam, thành vọng, hương án, khánh thờ...tập trung ở đây. Nền nhà lót gạch bông, cột, kèo đều bằng gỗ giáng hương. Nhà có kiến trúc 3 gian, chát bát dần theo kiểu tử trụ với vách gạch, mái lợp ngói âm dương. Bốn cây cột ở khu vực tứ trụ đình có chu vi hơn 100 cm. Nóc đình trang trí nhiều đồ án sắc sảo, sống động như: long ẩn vân, lưỡng long tranh châu, cá hoá long,...

Sự tài hoa của người thợ thể hiện qua các hình thức trang trí từ chạm nồi, chạm lộng, chạm khắc đến sơn son thếp vàng. Các đề tài trang trí rất đa dạng như: rồng, phụng. lân, qui, dơi, hoa cúc. hoa mẫu đơn, cuốn thư,... Ngoài ra nhà này còn lưu giữ nhiều hiện vật rất có giá trị như: long đình, khánh thờ, hương án, long trụ, lỗ bộ, hoành phi... dều được sơn son thếp vàng rực rỡ.

01

Nhà Võ ca

Võ ca có hệ thống cột, kèo bằng gỗ, kết cầu tứ trụ, xuyên trính áp quả, ba gian hai chái mở rộng ra bốn phía, vách gạch. Đặc biệt, bốn cây cột ở tứ trụ là cột vuông. Nền Võ ca lát gạch tàu, mái lợp ngói âm dương. Võ ca có sân khẩu để biểu điễn nghệ thuật như: hát bội (hát bộ), hát cải lương,... mỗi khi cúng đình.

02

Tiền điện

Tiền điện được xây dựng nối liền với võ ca theo kiểu nhà ba gian hai chái với hai hàng cột lớn chạy song song nhau được gắn kết bởi hệ thống xuyên, trính và áp quả. Đây là gian quan trọng của đình vì nhiều trang trí cũng như hoa văn đặc biệt đều được thể hiện ở đây. Gian này có chín hoành phi, ba câu đối, ba bao lam. Đặc biệt các đầu kèo, đầu cây xuyên phần tiếp giáp với gian Võ ca được chạm trổ thành đầu rồng sắc sảo và phía trên các câu đối ở gian này đều được trang trí thêm một phần riêng biệt có hình tứ giác mà trên đó chạm trổ tứ linh vô cùng lộng lẫy.

04

Nhà khách

Nhà Khách xây dựng dính liền với Chánh điện về phía hữu. Ngôi nhà này được xây dựng theo kiểu ba gian hai chái với hai hàng cột lớn chạy song song nhau và được kết dính với nhau bởi hệ thống xuyên, trính, cột kẻ bằng xi măng, nền lát gạch tàu, mái lợp ngói âm dương.

05

Nhà Tiên sư

Nối liền với nhà Khách là nhà Tiên sư. Ngôi nhà này được xây dựng qui mô theo kiểu ba gian hai chái với hai căn nhà được ghép song song và được mở rộng bốn phía (chái bát dần), cột kèo bằng gỗ, nền lát gạch bông, vách gạch, mái lợp ngói âm dương. Trên các cây xuyên trang trí các hoành phi sơn son thếp vàng và bốn liễn đối ở hai hàng cột chính của căn nhà sau và cây xuyên căn nhà trước phía tiếp giáp với nhà sau. Sát vách gian giữa đặt trang trọng một hệ thống thờ Tiên sư bao gồm: bàn hương án, bàn nghi và khánh thờ.

Nhiều bảo vật giá trị

Đình Long Thạnh sở hữu rất nhiều Hoành phi cổ được sơn son thếp vàng, chạm trổ sắc sảo. Cây xuyên ngang treo hoành phi cũng được trang trí nhiều hoa văn, dây leo,
Trong chín hoành phi thì có một hoành phi ở gian giữa được chế tác theo dạng cuốn thư trang trí các hoa văn sắc sảo và sơn son thép vàng rực rỡ. Các hoành phi còn lại dược chạm nổi các họa tiết, nội dung chữ Hán được thếp vàng bên trong lẫn ở viền khung để nhân mạnh thêm sự sắc sảo tay nghề của các nghệ nhân bậc thầy. Các hoành phi này được trang trí tứ linh, tử quý, họa tiết dây leo......

Sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng tại Đình Long Thạnh

Là lễ cúng mở cửa rừng đầu năm, nhằm cáo thần núi, thần rừng thần sông, thần suối cho phép người dân vào rừng, ra đồng, xuống sông, suối đánh bắt, hái lượm sản vật; đồng thời cầu xin mưa thuận gió hòa, sông suối hiền hòa, thủy sản sinh sôi nảy nở, gia súc, gia cầm độc bệnh tiêu trừ, nông dân được mùa cây trái, no đủ, đời sống bình an, một năm gặp nhiều điều may mắn.


Lễ Khai Sơn
Lễ Trung Ngươn & Hạ Ngươn
Trong một năm chia làm ba ngươn. Ngươn thứ nhất là rằm tháng giêng tức thượng ngươn. Ngươn thứ hai là rằm tháng bảy tức trung ngươn. Ngươn cuối cùng là hạ ngươn tức rằm tháng mười, thu hút đông đảo người dân tham gia.
Lễ Hạ Điền & Thượng Điền
Lễ Hạ Điền là lễ được tổ chức vào đầu năm, khi nông dân bắt đầu xuống đồng làm ruộng sau một mùa vụ kết thúc. Lễ Thượng Điền, diễn ra vào cuối năm, đánh dấu thời điểm nông dân kết thúc mùa vụ và nghỉ ngơi.
Thời gian tổ chức: Lễ Hạ Điền thường diễn ra trong khoảng thời gian từ 14-15 tháng tư Âm Lịch, trong khi Lễ Thượng Điền diễn ra từ 12-14 tháng Chạp Âm Lịch.
Các lễ cúng khác
Lễ giỗ tổ Hùng Vương, Tết Đoan Ngọ, Lễ Kỳ Yên.

Long Đình - tác phẩm nghệ thuật điêu khắc gỗ đặc sắc

Long đình dùng nghinh sắc trong các dịp lễ Kỷ yên. Long đình bằng gỗ có kích thước 220cm x 90cm x 90cm trang trí nhiều đồ án đặc sắc được chia làm 3 phần: chân, thân và phía trên (tháp) và được trang trí cả 3 mặt

Phần chân có mặt trước trang trí như một bao lam nối liền giữa hai chân, trên đó là hoa văn hoa lá, ở giữa là mặt hô phù. bên trên phần bao lam này dược chia thành năm ô chạm trổ: hai ô ngoài là hoa mẫu đơn, hai ô kế là hoa văn hình học, ô giữa là trái đào (điều): hai mặt trái, phải trang trí một số hoa văn đơn giản.

Phần thân, phía trước là hai trụ để treo cờ trong dịp lễ, kế tiếp là bao lam trang trí hai chim phượng trên cội mẫu đơn có đầu quay vào giữa, ở giữa là một bông hoa mẫu đơn lớn. Phía trong là hai long trụ chạm long ấn vân và trong cùng là quang cảnh một con lân mã và một con rùa đang đứng trên ghênh đá, phía trên là mặt trời cùng với mây xung quanh. Hai bên trang trí giống nhau: một chim phượng đang vỗ cánh, xòe đuôi, đầu hướng về mặt trời phía trên và một số hoa văn mây.
Trên mái của phần này trang trí lưỡng long tranh châu, các bờ nóc trang trí rồng cách điệu có đầu quay xuống dưới.
Phần trên (tháp) cũng trang trí một bao lam là một cội hoa mai, ở giữa là cuồn thư có dòng chữ Hán (Kỷ Mão niên, 1879). Viền khung trang trí một số hoa lá khác. Hai bên trang trí giống nhau: một con chim đang vỗ cánh trong ô. Trên nóc tháp trang trí lưỡng long tranh châu, các bờ nóc trang trí rồng có đầu quay xuống dưới. Phía trước, phần chính của long đình có câu đối được chạm nồi trên phần khung.

Những bức hoành phi, liễn đối và điêu khắc gỗ vô giá như kể lại những câu chuyện xưa của ngôi đình thần Long Thạnh 

Cùng với kiến trúc độc đáo, hệ thống liễn đối và hoành phi đã góp phần tạo nên một không gian linh thiêng, trang nghiêm cho Đình Long Thạnh. Mỗi câu liễn, mỗi bức hoành phi như một lời ca ngợi vẻ đẹp của ngôi đình và sự tài hoa của các nghệ nhân xưa.

Không chỉ vậy, các tác phẩm điêu khắc gỗ tại Đình Long Thạnh mang đậm nét đặc trưng của nghệ thuật dân gian miền Tây. Các tác phẩm thường lấy cảm hứng từ thiên nhiên, cuộc sống thường ngày và tín ngưỡng dân gian. Hình ảnh rồng, phượng, hoa lá, con vật... được thể hiện sinh động, chân thực, tạo nên một không gian linh thiêng và gần gũi.

Dấu ấn của
thời gian qua một thế kỷ

Đình Long Thạnh là một di sản văn hóa quý báu của dân tộc, kết hợp hài hòa giữa giá trị lịch sử, kiến trúc và nghệ thuật. Ngôi đình không chỉ là một công trình kiến trúc độc đáo mà còn là nơi lưu giữ những câu chuyện lịch sử hào hùng, là trung tâm văn hóa tinh thần của cộng đồng. Với những giá trị đặc biệt đó, Đình Long Thạnh xứng đáng được bảo tồn và phát huy.
Ngôi đình hơn trăm tuổi nằm bên dòng sông Cửa Đại vẫn trường tồn trước sự ăn mòn của thời gian. Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia đình Long Thạnh, xã Long Định, huyện Bình Đại được xây dựng khang trang nhờ những cuộc thi đua của bao lớp người dân trong xã. Đến nay, truyền thống của đình vẫn được con cháu giữ tròn.

Đình Long Thạnh ngoài giá trị về vật thể còn có giá trị về phi vật thể. Các lễ hội của đình được bảo đảm các yếu tố truyền thống với chủ lễ, lễ sinh, các bài văn tế, tàn, lộng, thỉnh sắc và 3 năm thì mời hát bội một lần. Vào các ngày này, nhân dân trong vùng tề tựu về cùng quây quần bên nhau để thưởng thức các vở hát bội truyền thống, cùng hàn huyên, kể lại thời ông cha đi mở đất.
Dù trải qua thời gian hơn 100 năm nhưng ngôi đình vẫn còn tương đối nguyên vẹn. Tuy nhiên, thời gian và tác động của môi trường đã làm cho đình Long Thạnh bị xuống cấp nhiều nơi. Các cột, kèo, đòn tay có chỗ đã bị mối mọt xâm hại, nền có nơi đã bị sụp, lún. Tường có chỗ đã bị nứt. Dù vậy, ý thức giữ gìn, bảo quản của Ban Khánh tiết đình và nhân dân trong vùng ngày càng được nâng cao nên đình được tu sửa thường xuyên với nguồn kinh phí xã hội hóa. Trong năm 2016, Ban Khánh tiết đình đã vận động kinh phí lát sân đình bằng gạch tàu. Năm 2017, Ban Khánh tiết tiếp tục vận động kinh phí tu bổ Võ ca, Nhà khách và Nhà bếp với số tiền hàng trăm triệu đồng. 

2024 Bản quyền thuộc về Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Bình Đại - tỉnh Bến Tre

Di tích lịch sử và Du lịch huyện Bình Đại - tỉnh Bến Tre

Phòng Văn hoá và Thông tin - Huyện Bình Đại - Bến Tre

Hotline: 0753741689 - 0753851112

Email: pvh.ubhbd@bentre.gov.vn

Website: https://dulichbinhdai.triplink.vn/

Ban quản lý di tích: UBND xã Long Định - 02753746402