Theo các cụ cao niên trong làng kể lại thì vào đầu thế kỷ XIX nơi đây là vùng đất hoang hóa, rừng rậm với nhiều loài thú dữ, cư dân còn thưa thớt, ông bà Võ Văn Thọ cùng một số người từ nơi khác di dân đến đây khai hoang, lập ấp, phát triển nông nghiệp...

KHÁM PHÁ CÂU CHUYỆN

Đình Long Phụng

Di tích Kiến trúc - Nghệ thuật cấp Quốc gia
Xã Long Định - Huyện Bình Đại - Bến Tre

Kiến trúc cổ truyền của đình làng Nam Bộ - ngôi đền hình chữ Đinh

Phía Bắc giáp sông Cửa Đại, phía Nam giáp ĐH 07, phía Tây giáp thửa đất số 1, phía Đông giáp rạch Cầu Đình. Đình được xây dựng theo kiến trúc cổ truyền của đình làng Nam bộ với vách bằng gạch, mái lợp ngói âm dương, hệ thống cột kèo bằng gỗ giáng hương, nền lát gạch tàu với các nhà: Võ ca, Võ quy và Chánh điện được xây dựng nối liền nhau. Ngoài ra, xây nối liền với ngôi Chánh điện về phía tả là nhà Khách và nhà Tiên sư. Cấu trúc này tạo cho đình có hình chữ Đinh (丁).

190 năm lịch sử

Khởi dựng từ năm 1833 và hoàn thành năm 1834

+2532m2

Tổng diện tích thửa đất

+750m2

Là diện tích xây dựng
ngôi đình

Thửa đất số 03

Thuộc tờ bản đồ số 16

Đình chính với kiến trúc 3 gian
Võ ca - Võ qui - Chánh điện

Đình chính gồm các nhà: Võ ca, Võ qui và trung tâm là Chính điện với kiến trúc 3 gian, chái bát dần theo kiểu tứ trụ. Đình có tất cả 96 cột được làm bằng gỗ giáng hương có chu vi từ 90 đến hơn 100 cm. Nền đình cao 20cm. 
Có hệ thống cột, kèo bằng gỗ, kết cấu tứ trụ, xuyên trính áp quả, ba gian hai chái mở rộng ra bốn phía (tám đấm tám khuyết), vách gạch, bên trên trang trí các thanh song bằng gỗ và một số hoa văn chạm lộng.

Nền Võ ca lát gạch tàu, mái lợp ngói âm dương. Võ ca có sân khấu để biểu diễn nghệ thuật như: hát bội (hát bộ), hát cải lương,... mỗi khi cúng đình. Sân khấu này cao hơn nền chung 70cm và được lát gạch bông. Trong gian này, phía tiếp giáp với tiền đình cũng có nơi để đoàn hát bội trú ngụ mỗi khi đến biểu diễn vào dịp cúng đình.
Nhà Võ ca
01
được xây dựng theo kiểu ba gian hai chái với hai hàng cột lớn chạy song song nhau được gắn kết bởi hệ thống xuyên, trính và áp quả. Nền nhà này cao hơn Võ ca 10cm, lát gạch ceramit. Đây là gian quan trọng của đình vì tất cả các trang trí cũng như hoa văn đặc biệt đều được thể hiện ở đây. Gian này có ba hương án, ba cặp qui - hạc bằng xi măng, chín hoành phi, ba câu đối, một liễn áp cột, ba bao lam. Ba hương án có kích thước bằng nhau (140cm x 100cm x 70cm) được trang trí nhiều đồ án sinh động. Các bao lam này được trang trí trên vách phía tiếp giáp với Chánh điện. Trong 9 hoành phi thì có 3 hoành phi được chế tác theo dạng cuốn thư được trang trí các hoa văn sắc sảo và sơn son thếp vàng rực rỡ. Các hoành phi còn lại được chạm nổi các họa tiết, nội dung chữ Hán được thếp vàng bên trong lẫn ở viền khung để nhấn mạnh thêm sự sắc sảo tay nghề của các nghệ nhân bậc thầy.
Nhà Võ qui
03
Là phần chính của đình Long Phụng. Nhiều công trình kiến trúc: hoành phi, câu đối, bao lam, thành vọng, hương án, khánh thờ, long trụ, long đình,...tập trung ở đây. Nền nhà này lót gạch bông, cột, kèo đều bằng gỗ giáng hương. Nhà này có kiến trúc 3 gian, chái bát dần theo kiểu tứ trụ với vách gạch, mái lợp ngói âm dương. Bốn cây cột ở khu vực tứ trụ đình có chu vi hơn 100 cm. Nóc đình trang trí nhiều đồ án sắc sảo, sống động như: long ẩn vân, lưỡng long tranh châu, cá hóa long, cừu, song đăng, rồng. Các hoa văn, đồ án trang trí của đình đều do một nhóm thợ lành nghề thực hiện. Sự tài hoa của người thợ thể hiện qua các hình thức trang trí từ chạm nổi, chạm lộng, chạm khắc đến sơn son thếp vàng. Các đề tài trang trí rất đa dạng như: rồng, phụng, lân, qui, dơi, hoa cúc, hoa mẫu đơn, cuốn thư,...
Ngoài ra nhà này còn lưu giữ nhiều hiện vật rất có giá trị như: long đình, khánh thờ, hương án, long trụ, hoành phi, sắc phong,...
Nhà Chánh điện
02

Lịch sử xây dựng đình Long Phụng

Do nằm gần sông Cửa Đại nước thủy triều chảy xiết, đình bị sạt lở nhiều, nên Ban Khánh tiết đình cùng bà con hợp lại tìm địa điểm khác để dựng lại ngôi đình.
Trải qua nhiều thập kỷ tồn tại
1833 - 1834: Xây dựng lần đầu
Ông Võ Văn Thọ đứng ra huy động bà con cùng chung tay, góp sức xây dựng ngôi đình để thờ phụng. Hoàn thành với kiến trúc ban đầu bằng cây lá đơn sơ ở vị trí khác
1916: Hoàn thành kiến trúc mới
Hoàn thành với quy mô kiến trúc lớn và bền vững hơn đình cũ (ở vị trí như hiện nay). Đình được xây dựng mới bao gồm các hạng mục: cổng, bức bình phong, hai ngôi miếu miếu Ông Hổ (Sơn quân), miếu Ngũ hành và các nhà: Võ ca, Võ quy, Chính điện, nhà Khách và nhà Tiên sư với kiến trúc chung là ba gian hai chái kết cấu cột, kèo bằng gỗ giáng hương, nền lát gạch tàu, mái lợp ngói âm dương, vách gỗ, cửa gỗ.
Cháu nội ông Võ Văn Thọ là bà Võ Thị Tự hiến 2.200m2 đất gần ngã ba đường cho làng. 
Thấy vị trí này thuận lợi cho việc xây dựng lại ngôi đình, ông Đỗ Văn Phủ, một người dân trong làng khởi xướng việc di dời đình đến địa điểm mới và chủ trì luôn công việc này. 
1913: Di dời và xây dựng lại
1970
Tu sửa kiên cố lại bằng gạch và tồn tại cho tới ngày nay

Chuỗi liễn đối, hoành phi mang nhiều giá trị lịch sử với số lượng lớn

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Aliquam leo leo, 
Đây là một công trình kiến trúc nghệ thuật đẹp, tiêu biểu của vùng đất Bình Đại nói riêng và tỉnh Bến Tre nói chung vẫn còn tương đối nguyên vẹn cho đến ngày hôm nay. Trải qua hơn một thế kỷ, đình vẫn đứng vững vàng tại đây. 

Các liễn áp cột, hoành phi, câu đối, khánh thờ, long trụ, long đình,... được trang trí công phu, sống động. Các câu chữ ở liễn, hoành phi được thể hiện trên nền là long phụng bay lượn, chim muông hoa lá,…đều được sơn son thếp vàng sắc sảo. Đây là công trình kiến trúc nghệ thuật tập trung nghệ thuật điêu khắc: chạm nổi, chạm lộng, chạm hai lớp, đục, chạy chỉ, tiện,... ở một trình độ kỹ thuật cao của nghề chạm khắc gỗ Việt Nam thế kỷ XIX, XX.

Dấu ấn thời gian qua 100 năm lịch sử 

Dù trải qua thời gian 100 năm nhưng ngôi đình vẫn còn nguyên vẹn. Tuy nhiên, thời gian và ảnh hưởng của môi trường đã làm cho đình Long Phụng bị xuống cấp một số hạng mục. 

Hàng năm, đình tổ chức các lễ cúng: ngày 7 tháng Giêng âm lịch là lễ Khai sơn; Thượng ngươn (rằm tháng Giêng âm lịch), Tết Đoan ngọ (mùng 5 tháng 5 âm lịch), Trung ngươn (rằm tháng 7 âm lịch), Hạ ngươn (rằm tháng 10 âm lịch), ngày 16, 17 tháng 6 âm lịch là lễ Hạ điền; ngày 16, 17 tháng 12 âm lịch là Lễ thượng điền. Lễ Kỳ yên được tổ chức 2 lần trong năm trùng với lễ Thượng điền và Hạ điền.
Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Aliquam leo leo, tincidunt ac lectus vel,
Nhiều hiện vật giá trị
có niên đại trăm năm được bảo tồn cho tới ngày nay
Hương án Chánh điện
Đặt trang trọng ở gian giữa Chánh điện là hương án có kích thước 210cm x 135cm x 80cm được chia thành nhiều ô, hộc chạm khắc công phu, sống động nhiều đề tài gần gũi với đời sống của nhân dân, được trang trí cả ba mặt: trước, trái, phải, phía trên và cả dưới chân và toàn bộ được sơn son thếp vàng rực rỡ. Mặt trước hướng án được chia làm ba hàng, mỗi hàng có 5 ô kích thước khác nhau. Và các ô, hộc này trang trí đối xứng nhau thì giống nhau: đó là hai ô ngoài cùng và hai ô kế tiếp, chỉ ô ở chính giữa là trang trí khác. Các ô giữa có kích thước lớn nhất và cũng là điểm nhấn cho trang trí ở mặt trước này. Hàng trên, hai ô ngoài cùng trang trí trang trí mây, hai ô kế tiếp là hoa văn cuốn thư và ô giữa là một chim phượng đang vỗ cánh với mây xung quanh. Hàng giữa, hai ô ngoài cùng trang trí cội hoa mai đang nở, hai ô kế tiếp là chim phượng đang vỗ cánh, xòe đuôi, ô giữa là một con rồng đang giương râu, nhe nanh ẩn trong mây với đầu hướng ra ngoài. Hàng dưới, hai ô ngoài cùng trang trí lân đang nhe nanh đứng trên ghềnh đá đầu hướng vô giữa, hai ô kế tiếp là cội mẫu đơn, ô giữa là một cội hoa mai. 
Tuy qui mô đình Long Phụng không đồ sộ, kiến trúc không hoành tráng như một số ngôi đình khác nhưng các đồ án trang trí trên nóc đình, trên các công trình điêu khắc gỗ cộng với các hiện vật còn lưu giữ như: bao lam, khánh thờ, hoành phi, long trụ, long đình, liễn đối, cuốn thư, sắc phong,... đã nâng cao giá trị nghệ thuật cho đình. Các đồ án trang trí này thể hiện sự độc đáo, sáng tạo, tài hoa của những người thợ thủ công bậc thầy qua các đề tài: dơi, hoa mẫu đơn, cuốn thư, chuột, chim, tứ quí, tứ linh (long - lân – qui – phụng), long ẩn vân, lưỡng long tranh châu, song long chầu nhật, cuồng long, phụng hàm thư, lân mã phụ hà đồ,...
Rất nhiều chi tiết kiến trúc... được trang trí công phu, sống động - thể hiện tay nghề kỹ thuật của các nghê nhân đã tham gia xây dựng đình trong lịch sử. Đây là một ngôi đình đậm nét văn hoá truyền thống - khắc họa niềm tin tín ngưỡng lâu đời của mảnh đất Bình Đại nói riêng và Bến Tre nói chung.

Sắc thần
Đình cũng còn lưu giữ hai sắc phong do Vua Tự Đức ban tặng vào năm 1852: sắc Bổn Cảnh Thành Hoàng và sắc Đại Càn Quốc gia Nam Hải tứ vị tôn thần - được lưu trữ tại Chánh điện. Hiện nay, chỉ còn một vài ngôi đình tại Bến Tre như Đình Tân Thạch, đình An Hội là còn giữ được sắc phong có tính lịch sử lâu đời như vậy.

Đón nhận trao tặng
Di sản Kiến trúc - Nghệ thuật cấp Quốc Gia

Ngày 24/5/2017, tỉnh Bến Tre đón nhận bằng công nhận Đình Long Phụng là di sản cấp Quốc gia. Đây là là đình làng thứ 5 của tỉnh Bến Tre được được xếp hạng Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp Quốc gia.

Di tích lịch sử và Du lịch huyện Bình Đại - tỉnh Bến Tre

Phòng Văn hoá và Thông tin - Huyện Bình Đại - Bến Tre

Hotline: 0753741689 - 0753851112

Email: pvh.ubhbd@bentre.gov.vn

Website: https://dulichbinhdai.triplink.vn/

Ban quản lý di tích: UBND xã Long Định - 02753746402

2024 Bản quyền thuộc về Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Bình Đại - tỉnh Bến Tre