Mái Đình Tân Hưng đã tồn tại hơn trăm năm nay. Đây là một ngôi Đình đặc biệt được lập nên từ sự tôn kính của người dân địa phương với bậc anh hùng có công với quê hương. Câu chuyện về Đình Tân Hưng không chỉ kể về một công trình lịch sử để lại mà còn là câu chuyện về sợi chỉ đỏ đã được gìn giữ và nối dài ở mảnh đất giàu truyền thống cách mạng xã Châu Hưng, huyện Bình Đại

Khám phá

Di tích lịch sử văn hoá cấp Tỉnh

Đình Tân Hưng
Mộ Ông Huỳnh Văn Thiệu
và Đền thờ Huỳnh Tấn Phát

Xã Châu Hưng - Huyện Bình Đại - Bến Tre

Giá trị lịch sử

+ 100 năm hình thành

Truyền thống cách mạng

Dấu ấn lịch sử

Tiếp nối tương lai

Cuộc chiến tranh đẫm máu nhiều năm giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn đến sự vơ vét tham tàn của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong khiến những người dân Việt trong những năm đầu thế kỷ XVII lần lượt rời quê hương tìm đất sống. Việc khai phá trong những năm đầu của cư dân thời Chúa Nguyễn ở Bình Đại giống như nhiều nơi ở Nam Bộ bấy giờ. Ngoài việc chinh phục thiên nhiên khắc nghiệt, người Việt còn phải liên tục chống chọi với thú dữ, nguy hiểm… không làm nhụt chí người dân đi mở đất.

Những năm đầu thế kỷ XVII 
Ông Huỳnh Văn Thiệu lãnh đạo nhóm nghĩa quân lập căn cứ kháng chiến, hoạt động tại vùng đất Châu Hưng này được một thời gian thì bị kẻ gian mật báo, ông bị giặc Pháp bắt, xử trảm tại địa danh Bàu Sấu. Di hài ông được chôn cất không toàn vẹn vì không còn thủ cấp. Gia phả ghi ngày kỵ là 24-7 năm 1864 âm lịch.
Khoảng giữa đầu thế kỷ XIX
Thời gian dài của quá trình khai phá, ông Huỳnh Văn Thiệu được người dân mến mộ, ý chí của ông cũng được rèn luyện trong quá trình đó. Thời thuộc Pháp, ông được mời ra làm làng tại thôn Tân Hưng, nhưng ông từ chối và tập hợp nhân dân, xây dựng lực lượng theo phong trào khởi nghĩa của Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định chống Pháp.

Thời gian dài của quá trình khai phá
Ông Huỳnh Văn Thiệu lãnh đạo nhóm nghĩa quân lập căn cứ kháng chiến, hoạt động tại vùng đất Châu Hưng này được một thời gian thì bị kẻ gian mật báo, ông bị giặc Pháp bắt, xử trảm tại địa danh Bàu Sấu. Di hài ông được chôn cất không toàn vẹn vì không còn thủ cấp. Gia phả ghi ngày kỵ là 24-7 năm 1864 âm lịch.
Ngày 24 - 7 năm 1864 âm lịch
Đến năm 1905, mái Đình Tân Hưng được dựng lên tại trung tâm thôn Tân Hưng, ông Huỳnh Văn Thiệu được nhân dân suy tôn là Thành hoàng bổn cảnh của làng.


Đầu năm 1905
Lệ cúng Đình Tân Hưng mỗi năm 2 lần vào ngày 16, 17-4 và 17-12 âm lịch. Việc thờ cúng ông Huỳnh Văn Thiệu trở thành việc chung của làng, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Lễ cúng đình Tân Hưng mỗi năm
Tri ân người anh hùng Huỳnh Văn Thiệu
Sự kiện lịch sử

01

02

03

Tiểu sử cụ Huỳnh Tấn Phát - Một đời tài tâm

Cụ Huỳnh Tấn Phát cháu cố cụ Huỳnh Văn Thiệu. Cụ sinh ngày 15 tháng 3 năm 1913 tại xã Châu Hưng, Bình Đại, Bến Tre.
1913
1930 - 1936
Khi học kiến trúc ở trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương – Hà Nội. Ông là sinh viên hoạt động rất sôi nổi trong Tổng hội sinh viên Đông Dương và Hội Ái Hữu sinh viên Nam Kỳ.
1947 -1954
Bí thư Đảng đoàn Đảng Dân chủ Nam bộ, Uỷ ban kháng chiến Hành chính nam bộ, kiêm giám đốc Sở thông tin Nam Bộ, Uỷ viên uỷ ban kháng chiến hành chính Đặc khu Sài Gòn, phụ trách đài tiếng nói Sài Gòn
1954 -1957
Thành uỷ viên Sài Gòn - Chợ Lớn, làm việc tại văn phòng kiến trúc KTS Nguyễn Hữu Thiện
1959
Hoạt động vùng tam giác sắt và được phân công làm Khu uỷ viên chính thức Khu uỷ
Sài Gòn - Gia Định
1960
Tham gia thành lập mặt trận Dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam, giữ trọng trách Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Uỷ ban Trung ương lâm thời Mặt trận
Được bầu làm Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận dân tộc giải phóng khu Sài Gòn - Gia Định
1961
Được đại hội lần thứ nhất mặt trận dân tộc Giải phóng Miền nam Việt Nam bầu làm 1 trong 05 phó chủ tịch Trung ương Mặt trận
1962
Được đại hội đại biểu Quốc dân toàn miền nam Việt Nam bầu làm Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và giữ chức này cho đến ngày đất nước thống nhất
Tháng 6/1969
1976
Được đại biểu quốc hội khoá VI bầu làm phó Thủ tướng Chính phủ, năm 1977 được phân công là trưởng ban chỉ đạo quy hoạch đô thị
1979
Được phân công kiêm chức vụ Chủ nhiệm Uỷ ban xây dựng cơ bản Nhà nước và được chỉ định làm Đại diện thường trực nước ta tại Hội đồng tương trợ kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa
Ông mất ngày 30 tháng 09 năm 1989 tại TP. Hồ Chí Minh
1938
Ngày 5 tháng 3 năm 1945 ông được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Đông Dương và tham gia khởi nghĩa cướp chính quyền Sài Gòn 25/8/1945
Năm 1946 ông bị đich bắt. Tháng 11 năm 1947 sau khi ra tù Ông liên lạc ngay với tổ chức phụ trách công tác trí vận và báo chí - đồng thời làm Bí thư Đảng đoàn dân chủ Nam Bộ.
1946
1981
Được quốc hội khoá VII bầu làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Tháng 6/1982 được bầu làm Phó chủ tịch Hội đồng nhà nước
Được bầu làm Chủ tịch Đoàn chủ tịch uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Đại hội lần thứ II Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đồng thờ được bầu là Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam

Đồng chí Huỳnh Tấn Phát là Đại biểu Quốc hội khoá I, II, III, VI, VIII
1983
Đóng góp to lớn trong sự nghiệp cách mạng
Đồng chí  Huỳnh Tấn Phát - Tấm gương sáng cho Thế hệ trẻ Việt Nam học tập và noi theo. Mảng đất Tân Hưng nói riêng, Bình Đại nói chung như bao nơi khác, đã chứa đựng bao nhiêu mồ hôi, nước mắt của người dân đi mở đất, lập làng, lập ấp. Không những chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt, mà còn phải đấu tránh chồng lại mọi thế lực phong kiến thối nát. Khi thực dân Pháp xâm lược, người dân phải sống trong nô lệ lầm than, nhưng vẫn đứng lên đầu tranh lật đổ những bất công đó. Ông Huỳnh Tấn Phát là một tri thức có nhiều uy tín trong xã hội, ông không quan tâm làm giàu, mà dành trọn đời mình để lo cho dân, cho nước.
  • Đồng chí đã tích cực tham gia và là một trong những người tổ chức, cổ vũ, lãng đạo các phong trào yêu nước
  • Đồng chí đã có những cống hiến nổi bật trong sự nghiệp tăng cường mở rộng khối đoàn kết kháng chiến tại Khu Sài Gòn - Gia Định
  • Đóng góp to lớn trong việc tổ chức thành công Hội nghị thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng Khu Sài Gòn Gia Định, Đại Hội lần thứ nhất Mặt Trận giải phóng dân tộc, Giải phóng Miền Nam - Việt Nam
  • Trên cương vị Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam, đồng chí là người chỉ đạo trực tiếp các cấp Mặt trận triển khai chỉ thị 17 Ban Bí Thư
  • Đồng chí để lại những công trình, tác phẩm xuất sắc như: Bản quy hoạch đô thị Thủ đô Hà Nội năm 1981, Bảo tàng các Vua Hùng, Nhà hát hoà bình TP. Hồ Chí Minh, Bản thiết kế Bảo tàng Hồ Chí Minh 1979 -1985 được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1/1996.
  • Những công trình: Sân bay Nội Bài, Trường đại học Sư phạm Hà Nội, Cung thiếu nhi Hà Nội.. đã góp phần xây dựng nền nghệ thuật kiến trúc Việt Nam hiện đại và giàu bản sắc dân tộc

Khác với những ngôi đình khác ở Bến Tre nói riêng và Nam Bộ nói chung, Đình Tân Hưng không có sắc phong thần của triều đình. Đình Tân Hưng tồn tại là sự tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn đối với người có công với đất nước, với nhân dân. Vị nhân thần ấy sẽ không phai mờ trong ký ức người dân.

Lịch sử Đình Tân Hưng

Khám phá

1945 - 1946

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, Đình Tân Hưng là nơi tập trung những người yêu nước để học tập, bàn bạc kế hoạch thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và chi bộ cơ sở. Thời gian từ năm 1945 - 1946, lực lượng thanh niên Tiền phong tập hợp tại ngôi đình làng chuẩn bị cho kháng chiến chín năm. Rất nhiều thanh niên tham gia, lực lượng này do ông Huỳnh Văn Huê (cháu cố của ông Huỳnh Văn Thiệu) lãnh đạo.

1954 - 1959

Trong suốt thời kỳ đấu tranh chính trị (1954 - 1959), đình Tân Hưng là nơi tập hợp nhân dân để phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng bộ Châu Hưng, nhằm gầy dựng cơ sở và tổ chức lực lượng. 

1960 - 1965

Đến năm 1960, Đồng khởi sôi sục, nhiều cơ sở vật chất của đình Tân Hưng là công cụ, vũ khí, góp phần cổ vũ mạnh mẽ cho quá trình đó.
Năm 1963, nhằm ngăn chặn phong trào cách mạng đang lớn mạnh, địch tiến hành nhiều cuộc khủng bố, đàn áp nhân dân. Chúng đem quân đóng tại đình đến năm 1965. Từ sự đoàn kết, thống nhất đấu tranh của nhân dân, sự tấn công của lực lượng du kích, địch rút chạy, ấp được giải phóng, ngôi đình được trả lại cho nhân dân.

1968 - 1970

Năm 1968, cùng với các nơi khác nổi dậy Tổng tiến công Xuân Mậu Thân 1968, các vị trong Ban Khánh tiết của đình tham gia đi dân công, cứu thương, phục vụ những trận đánh lớn. Nổi bật như các ông Huỳnh Trung Tuyên, Huỳnh Văn Búp, Huỳnh Văn Phường, Nguyễn Văn Thiệt. Chiến tranh ác liệt, đình là mục tiêu bắn phá của địch. Vì nơi đây thường xuyên đi lại và hoạt động của cán bộ, đảng viên xã Châu Hưng, cũng là nơi gầy dựng cơ sở và cất giữ tài liệu, vũ khí của ta. Năm 1970, địch ném 2 quả bom làm thiệt hại nặng cho đình nhưng mái Đình Tân Hưng vẫn là nơi hội họp của cán bộ cách mạng cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.

Khảo tả di tích Đình Tân Hưng

Cổng đình chữ quốc ngữ : "Đình Tân Hưng"
Hai trụ trạm 2 câu đối:
Tân hoà nhất thông điền viên mậu
Hưng Phát vạn gia phước lộc lai

Tạm dịch:
Đình làng Tân Hưng ruộng vườn màu mỡ
Muôn nhà phát đạt hưởng phước lộc đến của Thần ban

Toàn cảnh Đình Tân Hưng

Nhìn toàn cảnh, mái ngói âm dương lộ rõ riêu phong
Toàn cảnh đình

Đình Tân Hưng

Nhìn toàn cảnh, mái ngói âm dương lộ rõ riêu phong
Phía trước chánh đình

Đình Tân Hưng

Phía trước đình chánh có bàn thờ Thần Nông, yên tịnh khói hương. Hai hàng chữ bàn thờ thần Nông: 
" Thần hưởng liệt thành an lạc lợi
Nông công ân bảo lại khuân phò"
Nhà Võ Quy

Đình Tân Hưng

Nhà Võ Quy là nhà chính 3 gian. Tám cột bằng danh mộc, kết cấu kèo trính, xiên bằng gỗ tạp kết hợp với mái ngói âm dương cũ. kỹ

Ngôi chính thờ Thần

Là ngôi kiểu: bánh ú, Tứ trụ, bốn cột bằng hương mộc. Tại cửa chính là hai bức hoành phi, khuân hoành được tạm khắc hoa văn cúc, mai, lan. Giữa dòng là Hán tự: "Quốc thới Dân An", " Tân Hưng Đình - Ất Tỵ niên (Đình Tân Hưng năm Ất Tỵ 1905)

Hán tự

Giữa dòng là Hán tự: "Quốc thới Dân An", "Tân Hưng Đình" - Ất Tỵ niên
(Đình Tân Hưng năm Ất Tỵ 1905)
Những câu đối bằng hán tự được đắp nổi trên tường

Hai bên Tả ban - Hữu ban Tiền hiền - Hậu hiền

Hữu ban
Thế trạch ân cần thừa Đế mạng
Gia hoà phong thuận lợi dân sinh

Tả Ban
Thần kỳ Ân Trạch do lại đại
Thiện Thuyền xung phong thân ngoại đa
Tiền hiền
Tiền tạo thác danh lưu thiên cổ
Hậu khai cơ thịnh phát vạn niên
Hậu hiền
Thiên tải xuân thu đồng tế hưởng
Tứ thời hương hoả cộng huy hoàng

Nhà tiền vãng

  • Nhà tiền vãng được xây dựng theo kiểu nhà trính, cột xi măng, xiên, kèo, trính bằng đầu gỗ, ngói âm dương, vách xây gạch khá vững chắc
  • Phía trên có 5 bức hoành phi cũng được khắc mai, lan, cúc, những dòng chữ Hán cũng được chạm khắc, sơn son thếp vàng
  • Bức hoành phi ở giữa: "Tân Hưng hội" (Hội làng Tân Hưng). Bên trái: " Đức bố Quần Phương" (Đức của Thần rải khắp bốn phương). Bên phải: " Nhơn Thị Bá tánh " (Nhơn đức của Thần bủa ra trăm họ). " Tân Đình hưng lạc " (Đình Tân Hưng Thịnh vượng), " Lân Chỉ Trình trường " (Con lân múa đem phước lành cho dân, rất tốt"
  • Ngôi Tiền Vãng thờ Tiên sư, Tiền Vãng, Hậu vãng

Lorem ipsum dolor sit amet

Ngôi mộ ông
Huỳnh Văn Thiệu

  • Ngôi mộ ông Huỳnh Văn Thiệu trên nền đất rộng 170m2, nền mộ bằng xi măng rộng 12m2, cao 0.5m. Phần nấm mộ dài 2.4m, ngang 1.4m, cao 0.8m khá vững chắc
  • Bia mộ có ghi dòng chữ: " Sư tổ ông Huỳnh Văn Thiệu. Ngày kỵ: 24/7. Lập mộ: 1996 "
  • Hằng năm đến ngày giỗ hay ngày lễ hội ở đình Tân Hưng, gia đình và người dân ở đây tề tựu thắp hương tưởng nhớ ông

Lorem ipsum dolor sit amet

Đền thờ cụ Huỳnh Tấn Phát

Ngày đồng chí Huỳnh Tấn Phát mất, dân làng Tân Hưng đã rước ảnh ông về thờ tại đình Tân Hưng nhằm giáo dục các thế hệ con cháu ra sức học tập và làm việc như khi sống ông vẫn làm.

Cây đa Tân Hưng

Sáng ngày 27/01/2024 tại khuôn viên đình Tân Hưng xã Châu Hưng đã diễn ra buổi lễ công nhận Cây di sản Việt Nam Đó là cây Đa tại Đình Tân Hưng, xã Châu Hưng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Theo hồ sơ đăng ký Cây Đa Đình Tân Hưng khoảng 120 tuổi, có chu vi 12m, đường kính 6m, chiều cao cây 10m, gồm 6 thân lớn, 4 thân nhỏ, Cây Đa Đình Tân Hưng có nhiều giá trị về mặt văn hóa - lịch sử: gắn liền với Đình Tân Hưng  và đền thờ Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát.

Giá trị di tích

  • Đình Tân Hưng và mộ ông Huỳnh Văn Thiệu" thờ Thành Hoàng bối cảnh ông Huỳnh Văn Thiệu và ông Huỳnh Tấn Phát người có công khẩn hoang, lập làng kháng Pháp, đánh đuổi đế quốc Mỹ. 
  • Đình thường xuyên có sự viếng thăm của các đoàn khách đại diện cho Chính Phủ, Đảng và Nhà Nước. Sự tồn tại của Đình là minh chứng cho ý chí đấu tranh anh dũng của dân tộc Việt Nam. Thể hiện đạo lý: Uống nước nhớ nguồn, giữ gìn bản sắc dân tộc, góp phần giáo dục lịch sử truyền thống yêu nước và cách mạng cho thế hệ trẻ.

2024 Bản quyền thuộc về Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Bình Đại - tỉnh Bến Tre

Di tích lịch sử và Du lịch huyện Bình Đại - tỉnh Bến Tre

Phòng Văn hoá và Thông tin - Huyện Bình Đại - Bến Tre

Hotline: 0753741689 - 0753851112

Email: pvh.ubhbd@bentre.gov.vn

Website: https://dulichbinhdai.triplink.vn/

Ban quản lý di tích: UBND xã Châu hưng - 02753853107