ĐÌNH LỘC THUẬN
Di tích kiến trúc nghệ thuật
Đình Lộc Thuận có bề dày lịch sử trên 163 năm xây dựng và phát triển, là nơi sinh hoạt văn hóa của người dân địa phương. Hiện nay, Đình còn lưu giữ nhiều liễn đối áp cột, hoành phi, bao lam có giá trị nghệ thuật cao.

Khám phá ngay

Sau ngày giải phóng miền Nam (30/04/1975), đình Lộc Thuận chính thức tọa lạc tại xã Lộc Thuận, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre cho tới ngày nay.
Vị trí
Đình Lộc Thuận được thành lập từ những ngày đầu của cuộc chiến tranh chống Thực dân Pháp xâm lược, hiện nay thờ sắc thần được vua Tự Đức phong vào ngày 11 tháng 8 năm 1850.
Với diện tích xây dựng là 544,6 m2. Đình tọa lạc trên phần đất gồm 02 thửa:
- Thửa số 73, tờ bản đồ số 5, diện tích 4.356,6 m2
- Thửa số 72, tờ bản đồ số 5, diện tích 2.177m6 m2

Cổng chính đình Lộc Thuận được xây dựng theo kiểu xuyên trụ, phía trên hai đầu cột có đắp hai búp sen, xuyên qua hai đầu cột là tấm biển ghi "Đình xã Lộc Thuận" đề năm xây dựng là năm 1961, hai cột cổng chính có hai hàng chữ Hán
Toàn bộ dãy nhà có 6 nóc, xung quanh được bao bọc bởi hàng rào bảo vệ cao 178cm. Đình Lộc Thuận có kết cấu trải dài theo hình chữ nhất (-), xếp theo thứ tự gồm các gian: Võ ca, Võ quy, Chính điện, Tiền vãng, Nhà khách và Nhà Trú. Đình có hai dãy hành lang phía trước và phía sau đình.

Cổng chính

Phía bên tả có miếu thờ thổ thần, bên trong miếu có đặt ba bàn thờ bằng xi măng, bàn chính giữa có bài vị thờ thổ thần bằng chữ Hán. Hai bên tả hữu thờ Tả ban liệt vị, Hữu ban liệt vị.
Kế bên miếu thổ thần có miếu thờ "Đại tướng sơn lâm" (ông hổ). Chính giữa phía ngoài vỏ ca có bàn thờ thần nông bằng xi măng

Phía bên hữu có miếu thờ Hậu thổ Ngũ hành, bên trong miếu đặt ba bàn thờ bằng xi măng, bàn thờ chính giữa thờ hai bài vị "Hậu thổ Ngũ hành". Trên bàn thờ có đặt cặp hạc đứng trên lưng quy bằng chất liệu gỗ. Hai bên thờ Tả ban, Hữu ban.

Tả ban - Hữu ban

Có kết cấu gồm 3 gian 2 chái, có hai lối lên xuống. Gồm 04 hàng cột, 16 cột ngoài cùng bằng bê tông, 16 cột bên trong bằng gỗ. Trong đó, hai hàng cột giữa là cột cao nhất, tạo cho phần mái nhà võ ca có dạng hình tháp.
Trống ở nhà võ ca được làm bằng chất liệu gỗ, cách điệu hình bầu dục. Phần dưới có dạng hình khối, khắc vân tạo dáng. Phần mái có kết cấu vì kèo, rui bằng gỗ và mái lợp ngói móc bàng.
Nhà võ ca thường là nơi hội họp, tập trung nhân dân xem biểu diễn nghệ thuật trong các lệ cúng Kỳ Yên. Vì vậy, nơi đây có một sân khấu bằng chất liệu bê tổng cốt thép dùng làm nơi biển diễn của các nghệ nhân

Nhà Võ ca

Có kết cấu xuyên trính, áp quả. Hệ cửa chính của nhà võ quy có 2 cửa võng, phía trên cửa có trang trí hoa văn đắp nổi.
Ở nhà võ quy có 1 cái giá để mỏ đại bằng gỗ mù u dài 1.5m. Đây là cái mỏ lớn nhất của huyện Bình Đại. Vào dịp cúng đình, mỏ đánh phát ra âm thanh vang mấy cây số.
Nhà võ quy có hai bức hoành phi bằng chất liệu gỗ, nội dung được viết bằng chữ Hán.
Tạm dịch: Công đức đông đầyĐình Thuận Lộc

Nhà Võ quy

Chính điện

Chính điện là khu chính của đình, là nơi thiêng liêng, trang trọng, nơi an vị thờ Quốc Tổ Hùng Vươngthờ thần. Bên trong chính điện có bộ bao lam bằng gỗ trang trí long vân, hoa lá, cá hóa long và một bộ thành vọng chạm lộng hoa lá.
Chính giữa là một bàn thờ thần có khánh thờ và một ngai đựng sắc thần, bộ lư đồng thau, 1 chò gỗ chạm đầu rồng. Trước bàn thờ thần cặp hạc đứng trên lưng quy thể hiện sự phúc thọ.
Bên tả có 4 bàn thờ gỗ theo thứ tự: Tả ban liệt vị, Tiền hiền hậu hiền, Thần y chúa ngọc, Bạch mã thái giám
Bên hữu có 4 bàn thờ gỗ thờ Hữu ban liệt vị, Tiên sư, Ngũ hành, Hà bá thủy quân. Bàn thờ Tả ban, Hữu ban đều có một cây lộng.
Nơi chính điện của đình có 2 liễn áp cột cao 320cm bằng chất liệu gỗ săn đá. Phần thân liễn trang trí đắp nổi ngư hóa long, chữ Hán, phần thân liễn trang trí rồng uống lượn. Nổi bật của hai câu liễn áp cột này là hình 8 vị tiên (Bát tiên) được đắp nổi.
Trong kiến trúc ở Đình Lộc Thuận, Nóc nhà võ ca, võ quy và chính điện có điểm chung là đều được trang trí đắp nổi ngư hóa long, chim phượng, lưỡng long tranh châu cực kì tinh xảo.

Nhà Tiền vãng

Xây dựng theo kiểu nhà dân gian ba gian hai chái, xuyên trính, bồi hộc, áp quả, mái lợp ngói móc, nền lót gạch tàu, vách gỗ, 5 cặp liễn chữ Hán, 5 bảng vàng chữ Hán, 12 cây cột gỗ.
Gian giữa vách chính có đặt 1 bàn thờ và bài vị thờ Tiền Vãng cùng các đồ vật trang trí như: bộ lư, bình hoa sành, hai bên có cặp lộng và cặp hạc đứng trên lưng quy.
Phía bên hữu: Đặt 1 bàn thờ hữu ban, cây tàng, 1 cặp chân đèn đồng thau, 1 bình hoa, 1 bát nhang bằng sành sứ.
Phía bên tả: Thờ Tả ban và 1 bàn thờ thờ tiền hiền hậu hiền, có 1 bài vị chữ hán, cắp chân đèn đồng thau, bát nhang, bình hoa bằng sành sứ, hai trống chầu, 1 giá chiêng.

Lịch sử xây dựng
Đình Lộc Thuận

1850 - 1900
Đình được xây dựng đầu tiên ở Cà Muồng và được vua Tự Đức phong sắc thần vào ngày 11 tháng 8 năm 1850
Xây dựng và phong thần
1944 - 1999
Năm 1944, đình xuống cấp và hư hỏng năng. Ban khánh tiết lúc bấy giờ bao gồm: ông Bùi Văn Mẹo - Tiền Bái, Lê Văn Gấm - Chánh bái, Trần Văn Năm - Hương chánh cho tu sửa lại ngôi Tiền vãng
Năm 1999, sửa lại ngôi đình Chính và nóc Võ quy,
Năm 2001 sửa lại nóc Võ ca và tráng vữa phần nền
Sửa chữa và tu bổ
Ngày nay
Được thành lập ngay từ những ngày đầu chống Thực dân Pháp xâm lược, đình Lộc Thuận trở thành nhân chứng của tội ác, đau thương và mất mát trong quá trình nhân dân ta xây dựng và bảo vệ đất nước.
Ngày nay, đình là nơi sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng của nhân dân
Đồng hành và trường tồn
1901 - 1927
Năm 1901, ông Bùi Văn Ngữ cúng hiến 6.944 m2 đất để mở rộng việc xây dựng đình, vật liệu xây dựng chủ yếu là gỗ, mái lợp ngói móc làm nơi thờ tự thần linh để cầu mưa thuận gió hoà, quốc thái dân an, mùa màng tươi tốt.

Năm 1904, đình được mở rộng thêm trên phần đất do ông Bùi Văn Huần cúng hiến 1,33 ha

Năm 1927, đình được tu bổ nhà võ ca và đình chính, đắp nổi xi măng
Xây dựng lại và mở rộng

Sinh hoạt văn hóa

Ngày 18/03
Cúng Hậu thổ Nương nương (3 năm cúng 1 lần)
Ngày 10/01 (ÂL)
Cúng lễ khai sơn
Ngày 17/12 (ÂL)
Cúng lễ Lạp miếu
Ngày 10/03 (ÂL)
Cúng Kỳ Yên và giỗ Tổ Hùng Vương
Ngày 10/04 (ÂL)
Cúng lễ Hạ điền
Ngày 10/10 (ÂL)
Cúng lễ Thượng Điền

2024 Bản quyền thuộc về Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Bình Đại - tỉnh Bến Tre

Di tích lịch sử và Du lịch huyện Bình Đại - tỉnh Bến Tre

Phòng Văn hoá và Thông tin - Huyện Bình Đại - Bến Tre

Hotline: 0753741689 - 0753851112

Email: pvh.ubhbd@bentre.gov.vn

Website: https://dulichbinhdai.triplink.vn/

Ban quản lý di tích: UBND xã Lộc Thuận - 02753855109