ĐÌNH CHÂU HƯNG
Di tích lịch sử - văn hoá cấp Tỉnh
Đình Châu Hưng là một địa điểm sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng dân gian của người dân xã Châu Hưng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Đình Châu Hưng là một công trình kiến trúc nghệ thuật trải qua hàng trăm băm đình vẫn uy nghi giữa vùng quê yên bình, trù phú

Khám phá ngay

Lịch sử xây dựng
Đình Châu Hưng

1846
Theo các vị cao niên trong vùng kể lại. Đình được tạo bằng lá cây đơn sơ vị trí khác gần sông Ba Lai. 
Tạo dựng
1942 - 1952
Trải qua 10 năm, đến năm 1952 Đình bị xuống cấp: cột kèo mục, vách bị hư hỏng,... Vì thế, ông Nguyễn Văn Khải, cháu nội rể ông Võ Văn Quy đứng ra khởi xướng việc trùng tu ngôi Đình. Nhờ đó ngôi Đình có diện mạo khang trang và uy nghi như này hôm nay.
Sửa chữa và tu bổ
Ngày nay
Nhiều hiện vật liên quan trong đình cũng được nhân dân phụng cúng. Đình có 1 đạo sắc phong vào thời Tự Đức ngũ niên. Hằng năm Đình tổ chức các lễ cúng, nhằm giữ gìn nét văn hoá tín ngưỡng của người dân Châu Hưng.
Đồng hành và trường tồn
1942
Trải qua thời gian tồn tại, đình bị sạt lở nhiều và bị xuống cấp. Vì thế, ông Võ Văn Quy, một người dân trong làng đã hiến 5.000 m2 đắt ở vị trí hiện tại để di dời Đình.
Xây dựng lại và mở rộng
Cổng đình được xây dựng kiên cố bằng bê tông cốt thép với hai tầng mái dán ngói, cửa sắt. Phía trên trang trí lưỡng long tranh châu bằng sành tráng men xanh, hai bên cổng được trang trí câu đối tiếng Việt màu vàng trên nền đỏ, được viết theo dạng thư pháp. Mặt sau có ghi lại mốc thời gian trùng tu cổng: 05.02.2001.

Cổng đình

Nội dung câu đối như sau:
Châu hòa địa lợi vạn gia an khương thới (thái),
Hưng thuận tiên thời bá tánh hưởng phước điền.
Tạm dịch:
Vùng đất tốt nhà nhà yên vui mạnh khỏe,
Gặp thời trăm họ hưởng phước dài lâu.

Bình phong dùng để che chắn tà khí được xây dựng kiên cố bằng bê tông cốt thép, vẽ phong cảnh một con hổ đang đứng trên ghềnh đá dưới hai cội tùng, bên trên trang trí một hồ lô bằng xi măng.
Mặt sau bình phong là bàn thờ Thần nông vẽ phong cảnh, chính giữa là chữ Hán. Ngoài ra, hai bên còn có hai liễn đối chữ Hán viết tay, có chữ đã phai màu

Phiên âm: Cung thỉnh Thần nông chi vị
Tạm dịch: Thỉnh Thần nông về ngự tại nơi đây

Phía ngoài

Võ ca được xây dựng theo kiểu tứ trụ, xuyên trính, áp quả với hệ thống cột,
kèo, đòn tay, rui, mè bằng gỗ. Nền lát gạch tàu, mái lợp ngói âm dương, vách gạch.
Giữa võ ca còn có một sân khấu nhỏ dùng để hát bội trong các dịp lễ Kỳ yên.
Nằm sát vách đối diện với sân khấu là hoành phi chữ Hán được trang trí nhiều hoa văn rực rỡ ở khung và được sơn son thếp vàng có nội dung:
紅日照
Phiên âm: Hồng nhật chiếu.
Tạm dịch: Mặt trời hồng sáng soi.

Nhà Võ ca

Võ qui được xây dựng dính liền với Võ ca. Gian này được xây dựng theo kiểu hai hàng cột chính chạy song song và được kết nối với nhau bởi hệ thống xuyên trính, áp quả. Nền gian này lát gạch bông, mái lợp ngói âm dương, vách gạch, hai bên còn có hành lang rộng tráng xi măng. Gian này trang trí 9 hoành phi, hai liễn đối, một cặp long trụ, ba bao lam, một hương án đều được chạm trổ trang trí công phu và sơn son thếp vàng.

Nhà Võ quy

Chính điện

Chánh điện được kiến tạo nối liền với Võ qui. Chánh điện được xây dựng theo kết cấu tứ trụ với bốn cây cột chính vươn lên cao nhất so với tổng thể đình. Ngoài ra, gian này còn có bảy hương án, ba bao lam, năm khánh thờ. Hai bên hàng cột tứ trụ có một liễn áp cột. Ngoài ra, hàng cột trong cùng sát vách còn trang trí ba ba lam và một liễn đối áp cột. Tất cả các hiện vật này đều được sơn sơn thếp vàng lộng lẫy.
Hàng cột đầu tiên, ở khu vực tứ trụ có một cặp long trụ trang trí, chạm trổ tứ linh cùng với hoa văn khác rất hoành tráng, sống động. Ở giữa là bàn hương án trang trí ba mặt trước và hai bên đặc biệt là phần chân. Chân hương án trang trí song long chầu nhật chạm nổi, thân hương án chia thành các ô, hộc trang trí hoa lá. Trước hương án có một cặp qui – hạc bằng sành tráng men, hai bên hương án có hai bộ lỗ bộ bằng gỗ.

Ngoài ra, hai cột hai bên trang trí cặp liễn nền sơn son, chữ Hán thếp vàng, có nội dung như sau:
Phiên âm:
Miên tuyết phanh trà, biệt hữu nhất phiên thanh viễn,
Niêm hoa chước tửu, hồn vô bán kiềm tục tình.
Tạm dịch:
Cỏ tuyết nấu trà, chia làm một phiên nước trong,
Lấy hoa rót rượu, hồn còn nửa nên mất tình.

Hai gian hai bên còn có hai hương án Đông hiến, Tây hiến. Hai phía sát vách hai bên có đặt hệ thống các bàn thờ Bạch Mã thái giám và Tiền hiền Hậu hiền, trong cùng sát vách là ba khánh thờ Tả ban, Hữu ban và khánh thờ Thần Thành hoàng bổn cảnh.
Hệ thống thờ thần Thành hoàng bổn cảnh bao gồm: hương án, bàn nghi và khánh thờ. Trong cùng đặt trên bàn nghi là khánh thờ thần Thành hoàng bổn cảnh. Khánh này có hai lớp được chia làm hai phần trang trí nhiều hoa văn và được sơn son thếp vàng rực rỡ. ó hai long trụ chạm trổ công phu được tạo tác gắn liền với khánh thờ. Phần bên trong là phần nội dung được chia thành: lớp trong là chữ 神 (Thần), hai bên tả, hữu lớp ngoài là câu đối:
Tả: 聖 伍 千 古 秀
Hữu: 神 安 萬 世 遵
Phiên âm:
Tả: Thánh ngũ thiên cổ tú,
Hữu: Thần an vạn thế tuân.
Tạm dịch:
Thần thánh tạo ra luôn tươi đẹp,
Yên vị thần vạn thế tuân theo.

Hệ thống thờ Thần

Một số hình ảnh lễ hội tại
Đình Châu Hưng

Nhà Tiền vãng

Tiền vãng được nối liền với Võ qui về phía tả bằng nhà cầu. Gian này có 03 hoành phi, 04 cặp liễn đối,
phía trong có long trụ được trang trí công phu kèm chữ Hán.
Mặt tiền đắp nổi chữ Việt Nhà Tiền vãng 2002, phía dưới, hai bên cửa ra vào được đắp nổi hai câu đối tiếng Việt sơn vàng trên nền đỏ theo kiểu thư pháp.

Xếp hạng di tích loại hình kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh

Ban quản lý di tích Bến Tre tiến hành lập hồ sơ khoa học di tích đình Châu Hưng tham mưu sở văn hóa Thể Thao và Du Lịch trình UBND Bến Tre xem xét và đã được phê duyệt xếp hạng di tích

  • Ngày 7 tháng Giêng âm lịch là lễ Khai sơn;     a17, 18 tháng Giếng cúng Tiên sư, Thượng ngươn (rằm tháng Giêng âm lịch), 
  • Mùng 10 tháng 3 âm lịch là lễ Giổ tổ Hùng Vương, 
  • Tết Đoan ngọ (mùng 5 tháng 5 âm lịch), 
  • Trung ngươn (rằm tháng 7 âm lịch), Hạ ngươn (rằm tháng 10 âm lịch),
  • Ngày 10, 11 tháng 6 âm lịch là lễ Hạ điền; 
  • Ngày 10, 11 tháng 12 âm lịch là Lễ thượng điền;
  • Lễ Kỳ yên được tổ chức 2 lần trong năm trùng với lễ Thượng điền và Hạ điền;
  • Ngoài ra còn các ngày lễ như: tết Nguyên đán, Sóc vọng hàng tháng, Khai hạ,... 

Lịch sử hình thành

Lên đầu trang

Sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng

Di tích lịch sử và Du lịch huyện Bình Đại - tỉnh Bến Tre

Phòng Văn hoá và Thông tin - Huyện Bình Đại - Bến Tre

Hotline: 0753741689 - 0753851112

Email: pvh.ubhbd@bentre.gov.vn

Website: https://dulichbinhdai.triplink.vn/

Ban quản lý di tích: UBND xã Châu hưng - 02753853107

2024 Bản quyền thuộc về Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Bình Đại - tỉnh Bến Tre