Dầu tiên, bác sĩ Năm Đoàn dến khu vực vườn dừa Bộ Khiết, xã Vang Quới
(nay là xã Vang Quới Đông), huyện Bình Đại. Sau đó, ông đến xã Thừa Đức. Chuyên di theo đường vận chuyển thương binh. Chuyến về theo đường hợp pháp đề nắm cụ thể hệ thống đồn, bót và tàu thuyền ven sông của địch. Tìm hiểu qui định hoạt động của địch. Càng về hướng biến, địch kiểm tra càng lỏng lẻo, cho dân đánh cá đi cả vào ban đêm. Đây là sơ hở để ta trà trộn đi an toàn.
Đoàn tiên trạm đã chọn được địa điểm ở Thừa Đức, đường bộ, dường sông đã thực địa xong. Sau đó là đến lúc tổ chức thực hiện. Mỗi ngày đoàn tô chức dào hàng chục hầm trú ân đề làm điểm ở. Cứ 6 hầm là một điểm ở. Ban đầu do chưa quen nên đoàn đào chậm nhưng về sau ngày càng nhanh, mỗi ngày có thể đào được 2 điểm ở.
Do địa hình không có dân nên thuận lợi đào hầm nên đoàn chỉ đào được khi có con nướcròng. Bác sĩ Năm Đoàn lo nắp hầm và quan hệ chọn điểm đào hầm mới, trên đường sẽ đoàn đi qua.
Đến cuối tháng 2/1970, đoàn thương binh đầu tiên được chia thành nhiều đợt vượt qua sông Cửa Đại và đã đến được xã Thừa Đức. Đồng chí Sáu Thao chịu trách nhiệm vận chuyên anh em thương binh bằng đường Độ, Đồng chí Ba Xuyên phụ trách đường' Sông. Ghe máy đoàn nhờ địa phương mua sắm. Chuyên một chuyên cả đi lẫn về 4 đêm, chuyền được từ 20 đến 25 thương binh. Cuối tháng 3/1970, tất cả thương binh Long An đã được chuyền an toàn đến Bình Đại dưới sự lãnh đạo trực tiếp của một sĩ quan phân khu (bác sĩ Năm Đoàn) và chính trị viên kiêm bí thư chi bộ doàn thương binh. Lúc đầu, anh em thương binh ở trong nhà dân thuộc các ấp Thừa Long, Thừa Trung,... của xã Thừa Đức. Nhưng chưa đầy một tháng sau, địch đưa quân càn quét vùng ven biển Bình Đại. Một số cán bộ lãnh đạo cơ sở như Sáu Minh (Thừa Đức), Bảy Hoành (Công an Bình Đại) bị địch bắt giết chết, đem bêu đầu thị uy ở Thừa Trung. Đoàn thương binh phải rút ra vùng căn cứ nơi rừng ngập mặn, cây cối um tùm. Đoàn tận dụng cây rừng, dây leo đề làm nơi trú ấn. Đời sống của đoàn thương binh gặp muôn vàn khó khăn gian khổ, thiếu thốn trăm bẻ. Toàn đoàn phải họp lại để tìm cách vượt qua. Nghị quyết của Chi bộ đoàn được dưa ra là:
Những người còn khoẻ tìm cách vào nhà dân để xin tiếp tế nước ngọt, số còn đủ tay chân thì tìm bắt cá tôm làm thực phẩm, ăn thay cơm. Họ lấy sống lá cây chà là và dây leo bện lại để làm đăng bắt cá, tôm. Người có tay mà cụt chân thì được người có chân mà cụt tay cõng đi tìm bắt cá, cua, .. Mỗi thương binh đều tận dụng hết sức lực còn lại của mình để góp vào sức sống, sự vươn lên cho đoàn thương binh với gần trăm người. Sống, điều trị, dựa vào dân, là phương châm hàng ngày của đoàn với ý chí và nghị lực phi thường, khó có thể tưởng. tượng đã tồn tại trong đời thực.
Cá tôm đánh bắt được, đoàn dùng đổi gạo về nuôi thương binh để trong khẩu phần ăn có thêm tinh bột. Lúc này, đoàn thương binh mỗi người chỉ có hai bộ đồ nhưng do tiếp xúc thường xuyên với bùn lầy lại thêm nước mặn nên quần áo của đoàn đã bị mục rách gần hết. Đồng chí Sáu Khánh, Trưởng ban Quân y huyện Bình Đại đã vận động người dân, xin quần áo và thuốc men. Huyện uỷ Bình Đại gửi tặng cho đoàn 10.000 đồng và 01 chiếc radio. Có tiền ban chí huy mua 03 chiếc xuồng và lưới đánh cá cho đoàn. Lúc này, đoàn thương binh chia làm 03 trung đội. Nhờ có phương tiện đánh bắt mà số cá tôm thu được ngày càng tăng không những đảm bảo nhu câu thực phẩm cho đoàn mà còn dư để đổi gạo, mua thuốc men, quần áo chăn màn cho thương binh. Khó khăn lớn nhất vẫn là vấn đề nước ngọt. Địch tìm cách bao vây, phục kích liên tục ở các giếng nước, gây rất nhiều khó khăn cho đoàn thương binh. Chỉ trong vòng 3 tháng, địch đã bắn chết 8 chiến sĩ khi đi lấy nước cho thương binh. Khó khăn như vậy nên có lúc, để tìm được nước ngọt, anh em phải chẻo xuông đi 10 km qua tận Thới Thuận để mang về máy thùng nước uống. Ở địa phương, có bà Võ Thị Phò (tên thường gọi là Má Tư) kiên cường bám trụ lại nhà ởCôn Trẹt mà không vào ấp chiến lược. Má Tư đến đây lập nghiệp vào đầu thế ký XX. Trong suốt 30 năm chống Pháp và chống Mỹ, bà đã kiên cường bám trụ ở còn này, bất chấp chính sách dồn dân, đàn áp và khủng bố của địch. Bà đã cung cấp thông tin, tiếp tế nhiều thuốc và nhu yếu phẩm cho đoàn thương binh. Má Tư đã trở thành điểm sáng của tỉnh thần yêu nước kiên cường của quân dân huyện Bình Đại.
Chồng và hai con của má là liệt sĩ. Má Tư được Nhà nước phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Sau này, Côn Trẹt được đổi tên là Cồn Bà Tư. Chị Ba Ngọt, y tá đã chăm sóc cho thương binh với tắm lòng như người chị ruột. Chị Sáu Bánh, lanh lợi, mưu trí ra vào vùng địch nắm thông tin, mua vật dụng thuốc men về cho thương binh. Đồng chí Tư Hoà, Năm Nghị là những cán bộ lãnh đạo gương mẫu, làm trụ cột vững vàng cho sự tồn tại của căn cứ qua những giờ phút nguy nan và khốc liệt nhất của chiến tranh. Các vị chỉ huy doàn luôn vững vàng, mưu trí chỉ huy đơn vị thoát khỏi mọi hiểm nguy đo địch liên tục tìm kiếm, săn lùng, phục kích,...
Ngoài ra, còn là tấm lòng cưu mang, bảo vệ, chở che của đồng bào Bình Đại. Chính nhờ đứng giữa “Căn cứ lòng dân”, sự đùm bọc của cơ sở Đảng địa phương mà kẻ địch dù đã đánh hơi biết được sự tồn tại của căn cứ này vẫn không thể xoá được.
Thời gian này đã liên tục xuất hiện nhiều gương cán bộ và nhân dân Bình Đại quan tâm chăm lo cho đoàn với tắm lòng thuỷ chung, quảng đại, bao dung, dù hy sinh cũng không quản ngại. Đó là ông Ba Nghĩa, Bí thư xã Thạnh Phước; Ông Bảy Thành; Bí thư xã Thừa Đức; Ông Hai Mai, Chi uỷ viên xã Thới Thuận; cùng với các mẹ các chị như chị Đài, chị Miêng, chị Khánh, chị Vân, chị Mảng.... luôn dành trọn tình cảm, công sức, trí lực, vật lực,... cho sự bình yên và điều trị tích cực cho thương binh. Đặc biệt là sự hy sinh của anh Tư Chánh, Bí thư Bình Đại; chị ba Măng, Hội trưởng phụ nữ xã Thừa Đức; Vợ Sáu Việt, người cung cấp lương thực cho đoàn thương binh; ông Hai Chơi, người cung cấp lương thực, đưa đón cán bộ hợp pháp của ta,...