Khám phá không gian tâm linh, kiến trúc độc đáo và các hoạt động phật giáo tại chùa Vạn Phước.

Khám phá ngay

Chùa Vạn Phước
nơi tâm linh thanh tịnh
Địa điểm du lịch văn hoá tâm linh

BẢN ĐỒ

Giới thiệu

Chùa Vạn Phước tọa lạc tại Ấp Bình Chiến, TT Bình Đại, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Chùa được thành lập và chính thức xây dựng năm 2008, trước đây chỉ là vùng đất ngập mặn, ao hồ đầy bụi rậm. Từ khi chùa được xây dựng nơi đây trở thành nơi nương tựa tu tập của rất nhiều Phật tử địa phương và thập phương trở về để tu học

  • Năm 2005, Đại đức Thích Phước Chí lúc bấy giờ là tu sỹ về đây lập một ngôi tịnh xá nhỏ để tu hành. Dần dần, Phật tử khắp nơi đã cúng dường và xây dựng ngôi chùa trên diện tích đất rộng 12ha. 
  • Chùa Vạn Phước được cho khởi công xây dựng trên địa hình cực kỳ khó khăn, mặt bằng trước đây khi chưa xây dựng chùa vẫn là bãi đất hoang, cỏ dại mọc um tùm, đất chất đống và ngập mặn.
  • Chùa Vạn Phước được xây dựng từ năm 2000, nhưng đến nay, chùa vẫn tiếp tục được tu sửa và xây dựng thêm các công trình tượng, các khu nhà chức năng và mở rộng quy mô ngày càng khang trang, rộng rãi hơn, đón thêm nhiều du khách thập phương, tăng ni, phật tử về hành hương mỗi năm.
  • Vào năm 2008, được Giáo hội phật giáo Việt Nam công nhận là Chùa và đã trở thành điểm đến hành hương của du khách khắp mọi miền đất nước.

Lịch sử hình thành

Với kiến trúc độc đáo, những pho tượng Phật uy nghiêm và khuôn viên xanh mát, chùa Vạn Phước không chỉ là một điểm đến tôn giáo mà còn là một địa danh văn hóa, lịch sử đáng tự hào của người dân Bến Tre.
Kiến trúc của Chùa Vạn Phước ở Bến Tre được xây dựng theo lối kiến trúc cung đình xưa, giống như các ngôi chùa khác ở Việt Nam, chùa Vạn Phước cũng có Cổng Tam Quan dẫn vào chùa, tiếp đến là Chánh điện, nhà thờ Phật tự.
Toàn bộ ngôi chùa được dát màu ánh vàng càng làm tăng thêm vẻ lộng lẫy của ngôi chùa giữa bùn đất và cỏ hoang dại, nơi đây có diện tích khoảng 8 hecta, xung quanh được trồng nhiều loại cây cổ thụ.

Kiến trúc

Vào những ngày thu những pho tượng của ngôi chùa càng thêm uy nghiêm dưới ánh nắng vàng khiến ngôi chùa nổi bật, lung linh một góc trời

Vẻ đẹp uy nghiêm dưới ánh nắng vàng

Tổng thể kiến trúc

Cổng Tam Quan ở Chùa Vạn Phước

Khung cảnh khi bạn vừa bắt đầu khám phá Chùa Vạn Phước sẽ là cánh Cổng Tam Quan ngay bên ngoài, lối chính dẫn vào Chùa.
Đầu tiên là cổng Tam Quan, chiếc cổng được xây dựng theo một lối kiến trúc rất đặc biệt, gồm 4 ngọn tháp tượng trưng cho chân lý Tứ Diệu Đế là: Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Bốn ngọn tháp tựa như ngòi bút viết lên nền trời xanh thẳm sự màu nhiệm của các chân lí mà đức cha lành Thích Ca Mâu Ni đã chứng ngộ.

Ngoài ra, ở cổng này nhà chùa còn cho tạc đôi rồng vàng ngự ngay ở cổng mang ý nghĩa bảo vệ sự bình yên.
Tiếp đó, chúng ta sẽ được cảm nhận hương sen thanh khiết từ ao liên trì phảng phất và lan tỏa trong khắp khuôn viên của ngôi già lam. Những đóa hoa sen với sức sống mạnh mẽ đã vươn lên, vượt thoát khỏi lớp bùn nhơ đục, đua nhau khoe sắc, mang lại niềm hỷ lạc vô bờ. Ngoài ra, hoa sen còn là biểu tượng của sự thuần khiết và sinh hóa hồn nhiên. Hoa sen có mặt công hầu hết các công trình của bổn tự từ cành hoa thực trong các hồ cho đến tòa sen mà chư Phật, Bồ tát an tọa và họa tiết hoa văn v.v...

Tượng Phật Di Lặc 

Điểm nhấn nổi bật nhất ở chùa Vạn Phước trong tất cả các bức tượng là tượng Phật Di Lặc cao lớn. Tượng Phật Di Lặc được Trụ trì Thích Phước Chí khởi công xây dựng vào rằm tháng 7 năm 2009 và hoàn thành vào đầu năm 2010

Tượng Phật cao hơn 12 mét, nặng khoảng 99 tấn. Kể từ khi khai trương tượng Phật Di Lặc đã có hàng nghìn du khách đến để chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến ​​trúc của ngôi chùa và tượng Phật này
Phía sau tượng Phật Di Lặc là nhà xe có mái che, sau nữa là chánh điện với Tượng của ba vị Phật đồng nhất nhau. Gần chánh điện phía bên ngoài có tượng Phật Bổn Sư Thích Ca và tượng Phật A Di Đà. Đặc điểm trên các bức vách tường xung quanh có chạm khắc bức ảnh các vị La Hán thuộc hàng đại đệ tử loại giỏi của đức Phật.

Chánh điện

Phía bên phải chánh điện lớn là một chánh điện khác. Tại đây thờ Bồ Tát Nghìn Tay Nghìn Mắt, phía trên là tổ sư Đạt Ma. Xung quanh chánh điện là các bức họa đồ miêu tả lại cuộc sống của đức Phật. Không gian trong chính điện nghiêm túc, yên tĩnh khiến bất kỳ ai đi vào đều giữ được tâm tĩnh lặng, bình yên.

Phía sau công viên xanh chùa Vạn Phước Bến Tre

Phía sau công viên xanh chùa Vạn Phước Bến Tre có một hồ trồng súng khá rộng, với độ sâu khoảng 1,5 m. Trong hồ có trồng nhiều loại sen và súng không giống nhau, tới mùa hoa nở hoa rất đẹp, dưới hồ nước có nuôi cá La Hán. Một tuyến phố dài lát đá trắng có mái ngói che mát đi xuyên giữa hồ tạo cảm nghĩ thoáng mát, dễ chịu và thoải mái cho khách tham quan khi ghé qua chùa.
Phía trong hồ có tượng hai vị bồ tát là Quan Thế Âm và Đại Thế Chí, đi sâu vào bên phía trong còn sinh tồn tượng Phật A Di Đà. Địa điểm đây khiến khách ghé qua có cảm nghĩ đang bước vào trong 1 cộng đồng khác đời thật, cứu con tim được tĩnh lặng, an lòng, như là đi vào miền an nhiên, buông bỏ mọi lo sợ phiền muộn.

Nơi thờ tự Thần Phật

Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát
và Tượng Phật Nằm

Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát cao 54m – cao nhất khu vực Miền Tây tại Chùa Vạn Phước cũng là một điểm nhấn thu hút rất nhiều du khách gần xa đến chiêm bái và cầu nguyện
Vía phật Di Lặc đón lộc đầu xuân
Mùng 1 tết âm lịch
Lễ rằm Thượng Nguyên 14,15 tháng 1 âm lịch
Tháng 1 âm lịch
Lễ vía Bồ Tát Quan Thế Âm 19, 20 tháng 2 âm lịch
Tháng 2 âm lịch
Lễ Phật đản (tắm phật) 14,15 tháng 4 âm lịch
Tháng 4 âm lịch
Lễ tri ân Tam Bảo 23 tháng 6 âm lịch
Tháng 6 âm lịch
Lễ rằm Trung Nguyên và kễ Vu lan báo hiếu 14,15 tháng 7 âm lịch
Tháng 7 âm lịch
Lễ Huý kỵ báo đáp Tôn Sư 29/7 và 1/8 (tháng đủ 30/7và 1/8)
Tháng 8 âm lịch
Lễ rằm Hạ nguyên 14,15 tháng 10 âm lịch
Tháng 10 âm lịch
Lễ vía Phật Di Đà 16,17 tháng 11 âm lịch
Tháng 11 âm lịch

Các ngày lễ lớn trong năm tại Chùa Vạn Phước

Lễ cầu an đầu năm vào mùng 8, 18,28 tháng 1 âm lịch
Tháng 1 âm lịch

Chùa Vạn Phước

20 năm+

Xây dựng và phát triển

12,45m

Tượng phật Di Lặc 99 tấn,
cao 12m45

Cao nhất

Tượng Quán Thế Âm Bồ Tát cao 54m, Tượng phật nằm cao nhất Miền Tây

100.000+

Hàng trăm ngàn phật tử tới thăm quan hằng năm

Không chỉ là một cơ sở tín ngưỡng lớn về Phật pháp tại Bình Đại, chùa Vạn Phước còn là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng trong những năm gần đây khi nhắc đến Bình đại nói riêng và Bến Tre nói chung. Hằng năm, chùa đón hàng trăm nghìn lượt khách đến tham quan, cúng bái, chiêm ngưỡng,... Chùa Vạn Phước xứng đáng là địa chỉ không thể bỏ qua trong chuyến hành trình đến vùng đất Bình Đại.

2024 Bản quyền thuộc về Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Bình Đại - tỉnh Bến Tre

Di tích lịch sử và Du lịch huyện Bình Đại - tỉnh Bến Tre

Phòng Văn hoá và Thông tin - Huyện Bình Đại - Bến Tre

Hotline: 0753741689 - 0753851112

Email: pvh.ubhbd@bentre.gov.vn

Website: https://dulichbinhdai.triplink.vn/

UBND TT Bình Đại - 02753851930