Di tích " sự kiện chiến thắng Châu Hưng " là di tích thuộc loại hình lịch sử cách mạng thuộc xã Châu Hưng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.

Khám phá ngay

Di tích lịch sử văn hóa cấp Tỉnh
Di tích lịch sử Sự kiện Chiến thắng Châu Hưng

Sự kiện & nhân vật lịch sử
  của di tích

Tại Trắp Tre – một địa danh thuộc tỉnh Kiến Tường, Tiểu đoàn 261 chính thức được thành lập. Đây là đơn vị quân sự quan trọng đầu tiên trong Quân khu 8, gồm các tỉnh Long An, Mỹ Tho, Gò Công, Bến Tre, Kiến Tường, Kiến Phong và An Giang
Vào ngày 02/01/1961
Với khẩu hiệu “Đi là chiến thắng, đánh là dứt điểm”
Từ năm 1962 đến năm 1967, Tiểu đoàn 261 đã cùng bộ đội địa phương tham gia vào nhiều trận đánh quyết liệt tại các tỉnh Long An, Bến Tre, Mỹ Tho và Đồng Tháp, gây ra nhiều thiệt hại cho quân thù và tạo ra lợi thế cho chúng ta
Ngày 19/4/1961
Dưới sự lãnh đạo của Tổng Tư lệnh Fidel Castro, lực lượng vũ trang cách mạng Cu-ba đã làm nên chiến thắng vang dội GironTừ đó, tiểu đoàn mang tên gọi thắm tình hữu nghị Việt Nam – Cuba là Tiểu đoàn 261 — Giron. 
Tiểu đoàn tiếp tục có nhiều trận thắng vang dội, như: diệt đồn Kinh Ngang (Mỏ Cày); diệt Tiểu đoàn 32 của địch vào ngày 08 – 01 - 1967; tấn công chi khu Hương Mỹ vào tháng 3-1967 đặc biệt giai đoạn này có các trận đánh địch công đồn đả viện ở xã Châu Hưng, huyện Bình Đại
Trong chiến dịch Đông Xuân 1966 - 1967
Vào đêm ngày 4/1/1967
Chúng ta đã tấn công thành công đồn Châu Hưng và tiêu diệt hoàn toàn nơi đó. Chỉ sau hai ngày, Tiểu đoàn 261 lại tiếp tục tấn công và tiêu diệt thành công đại đội bảo an của quân thù. Điều này chứng tỏ sự quyết liệt và sức mạnh của Tiểu đoàn 261 - Giron khi chỉ trong vòng 48 giờ, chúng ta đã tiêu diệt thành công đồn Châu Hưng hai lần.

Với chiến thắng lịch sử tại
Châu Hưng
" Vào ngày 16/12/2016, UBND tỉnh Bến Tre đã quyết định công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh nhằm ghi nhớ những thành tựu anh dũng của Tiểu đoàn và góp phần truyền dạy tinh thần yêu quê hương và tình yêu đất nước cho thế hệ hiện tại và mai sau. Qua những ngày tháng đầy gian khổ và hi sinh, Tiểu đoàn 261 - Giron đã được nhà nước tuyên dương hai lần là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, thể hiện lòng trung thành và sự phục vụ cao cả của các chiến sĩ. "

QUẦN THỂ DI TÍCH CHÂU HƯNG

Bia chiến thắng Châu Hưng

Di tích sự kiện chiến thắng Châu Hưng là di tích thuộc loại hình lịch sử cách mạng

Đình Châu Hưng

Đình Châu Hưng

Đình Châu Hưng là di tích lịch sử - văn hóa thuộc loại hình kiến trúc nghệ
thuật gắn với tín ngưỡng dân gian

Bia Chiến Thắng Châu Hưng - Di tích lịch sử cấp tỉnh

Bảo vệ và phát huy giá trị di tích

Hiện nay, bia lưu niệm Sự kiện Chiến thắng Châu Hưng đang được UBND huyện Bình Đại kêu gọi các mạnh thường quân trong và ngoài tỉnh đóng góp xây dựng tại xã Châu Hưng, huyện Bình Đại để chuẩn bị kỷ niệm 50 năm ngày chiến thắng
Châu Hưng (08/01/1967–08/01/2017)

Kỷ niệm 50 năm Ngày chiến thắng Châu Hưng (01/1967 – 01 (2017), các ngành chức năng huyện Bình Đại đã khởi công bia lưu niệm sự kiện này tại xã Châu Hưng. Di tích sẽ là một địa điểm thích hợp để tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống cho các tầng lớp nhân dân trong và ngoài xã Châu Hưng

Sự kiện Chiến thắng Châu Hưng là một sự kiện lịch sử vĩ đại, do ba tiểu đoàn bộ đội và bộ đội địa phương quân huyện Bình Đại tham gia. Các trận đánh quyết liệt này đã gây tổn thất nặng nề cho quân địch và làm suy yếu tinh thần chiến đấu của chúng. Sự kiên trung bất khuất và lòng dũng cảm của quân và dân ta trong cuộc chiến chống lại sự xâm lược đã được tôn vinh thông qua việc lập hồ sơ khoa học và xếp hạng di tích cấp tỉnh.

Đình Châu Hưng

Khái quát về vị trí địa lý, lịch sử hình thành của Đình Châu Hưng

Lịch sử hình thành

Kiến trúc

Giới thiệu chi tiết các quần thể trong Đình Châu Hưng

Các hoạt động

Các hoạt động văn hóa, lễ hội được tổ chức hàng năm

Đình Châu Hưng là di tích lịch sử - văn hóa thuộc loại hình kiến trúc nghệ thuật gắn với tín ngưỡng dân gian.
Đình Châu Hưng tọa lạc trên thửa đất số 7, tờ bản đồ số 22, xã Châu Hưng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre có tổng diện tích 4.223m2 , diện tích xây dựng chính là 365m2.

Lịch sử hình thành

Theo các vị cao niên trong vùng kể lại, đình Châu Hưng ban đầu được tạo dựng bằng cây lá đơn sơ ở vị trí khác vào năm 1846 ở gần sông Ba Lai. Trải qua thời gian dài tồn tại, đình bị sạt lỡ nhiều và bị xuống cấp. Vì thế, ông Võ Văn Qui, một người dân trong làng hiến 5.000m2 đất ở vị trí hiện nay để di dời đình và ông cũng chủ trì việc di dời đến địa điểm mới vào năm 1942. Đình được xây dựng bằng vách gỗ, cột gỗ, nền lợp ngói âm dương. Trải qua 10 năm, đến năm 1952, đình bị xuống cấp: cột kèo mục, vách hư hỏng,...Vì thế, ông Nguyễn Văn Khải, cháu nội rể ông Võ Văn Qui đứng ra khởi xướng việc trùng tu ngôi đình và vận động nhân dân trong vùng đóng góp tài lực và vật lực để xây dựng lại ngôi đình. Vì vậy, ngôi đình có diện mạo khang trang và uy nghi như hôm nay. Nhiều hiện vật liên quan trong đình cũng được nhân dân phụng cúng trong dịp này như; hoành phi, liễn đối, hương án, khánh thờ,... Đình có 01 đạo sắc phong được phong vào thời Tự Đức ngũ niên.
Kiến trúc
Kiến trúc tổng thể đình gồm cổng, bức Bình phong, bàn thờ Thần Nông, hai ngôi miếu: Ngũ hành và Sơn quân, Võ ca, Võ qui, Chánh điện, Tiền vãng. Ngoài ra còn có nhà Đãi, nhà Bếp phía sau.

Kết cấu chính gồm: cột, kèo, xuyên, trính bằng gỗ, vách gạch, mái ngói âm dương + tôn, nền lát gạch tàu + gạch bông. Hoành phi, câu đối, khánh thờ, long trụ, bao lam, hương án,... đều bằng gỗ.
Cổng đình được xây dựng kiên cố bằng bê tông cốt thép với hai tầng mái dán ngói, cửa sắt. Phía trên trang trí lưỡng long tranh châu bằng sành tráng men xanh, hai bên cổng được trang trí câu đối tiếng Việt màu vàng trên nền đỏ, được viết theo dạng thư pháp. Mặt sau có ghi lại mốc thời gian trùng tu cổng: 05.02.2001.
Nội dung câu đối như sau:
Châu hòa địa lợi vạn gia an khương thới (thái),
Hưng thuận tiên thời bá tánh hưởng phước điền.
Tạm dịch:
Vùng đất tốt nhà nhà yên vui mạnh khỏe,
Gặp thời trăm họ hưởng phước dài lâu.

Mặt sau bình phong là bàn thờ Thần nông vẽ phong cảnh, chính giữa là chữ Hán:
Phiên âm: Cung thỉnh Thần nông chi vị
Tạm dịch: Thỉnh Thần nông về ngự tại nơi đây
Ngoài ra, hai bên còn có hai liễn đối chữ Hán viết tay, có chữ đã phai màu

Bình phong và bàn thờ Thần Nông
Bình phong dùng để che chắn tà khí được xây dựng kiên cố bằng bê tông cốt thép, vẽ phong cảnh một con hổ đang đứng trên ghềnh đá dưới hai cội tùng, bên trên trang trí một hồ lô bằng xi măng.

Chánh điện

Chánh điện được kiến tạo nối liền với Võ qui. Chánh điện được xây dựng theo kết cấu tứ trụ với bốn cây cột chính vươn lên cao nhất so với tổng thể đình. Ngoài ra, gian này còn có bảy hương án, ba bao lam, năm khánh thờ. Hai bên hàng cột tứ trụ có một liễn áp cột. Ngoài ra, hàng cột trong cùng sát vách còn trang trí ba ba lam và một liễn đối áp cột. Tất cả các hiện vật này đều được sơn sơn thếp vàng lộng lẫy.

Hàng cột đầu tiên, ở khu vực tứ trụ có một cặp long trụ trang trí, chạm trổ tứ linh cùng với hoa văn khác rất hoành tráng, sống động. Ở giữa là bàn hương án trang trí ba mặt trước và hai bên đặc biệt là phần chân. Chân hương án trang trí song long chầu nhật chạm nổi, thân hương án chia thành các ô, hộc trang trí hoa lá. Trước hương án có một cặp qui – hạc bằng sành tráng men, hai bên hương án có hai bộ lỗ bộ bằng gỗ.
Ngoài ra, hai cột hai bên trang trí cặp liễn nền sơn son, chữ Hán thếp vàng, có nội dung như sau:
Phiên âm:
Miên tuyết phanh trà, biệt hữu nhất phiên thanh viễn,
Niêm hoa chước tửu, hồn vô bán kiềm tục tình.
Tạm dịch:
Cỏ tuyết nấu trà, chia làm một phiên nước trong,
Lấy hoa rót rượu, hồn còn nửa nên mất tình.

Hai gian hai bên còn có hai hương án Đông hiến, Tây hiến được trang
trí cơ bản giống nhau. Thân được chia thành các ô trang trí hoa lá cùng hoa văn cách điệu, chân trang trí lưỡng long có đầu quay vào giữa, ở giữa chạm nổi mặt hổ phù. Hai cây cột giữa hàng cột này có một liễn áp cột trang trí
một số hoa văn đơn giản. Nội dung liễn đối như sau:
Phiên âm:
Phú thọ hựu khang ninh, đức thịnh nhân từ thành sự nghiệp,
Quí tài nhi lợi lạc, lý do trung hiếu vĩnh cơ đồ.
Tạm dịch:
Giàu có lại mạnh khỏe, đức dày thêm nhân từ thành sự nghiệp,
Của quí lại vui vẻ, có hiếu trung sẽ mãi vững cơ đồ.
Hai phía sát vách hai bên có đặt hệ thống các bàn thờ Bạch Mã thái giám và Tiền hiền Hậu hiền, trong cùng sát vách là ba khánh thờ Tả ban, Hữu ban và khánh thờ Thần Thành hoàng bổn cảnh.

Bên Tả ban, Hữu ban

Được bày trí và trang trí giống nhau gồm: bàn thờ, bàn nghi và khánh thờ. Bàn thờ bên ngoài có lư hương, chân đèn, bình hoa, chò gỗ, nằm 2 bên của chánh điện

Tiền vãng

Tiền vãng được nối liền với Võ qui về phía tả bằng nhà cầu. Gian này có 03 hoành phi, 04 cặp liễn đối,
phía trong có long trụ được trang trí công phu kèm chữ Hán.
Mặt tiền đắp nổi chữ Việt Nhà Tiền vãng 2002, phía dưới, hai bên cửa ra vào được đắp nổi hai câu đối tiếng Việt sơn vàng trên nền đỏ theo kiểu thư pháp.

Câu đối đầu tiên:
Tiền thánh đan hành ngộ tỷ thời kỳ chi kinh tế,
Hội hương cố tấn phi tài động luật (hay lực ?) chí công nang.
Câu đối thứ hai:
Thi phát kiến đức phát vãng anh linh như tại,
Cảm tắt phong lai tắt ánh hiển tiền lưu danh.
Câu đối thứ ba trên cây xuyên ở khu vực tứ trụ trang trí nhiều hoa văn chạm nổi rực rỡ như hoa cúc, cuốn thư, bầu rượu, dây nho,...Hoành phi này có nội dung như sau:
Phiên âm: Dưỡng sinh cốc bão.
Tạm dịch: Gieo trồng lương thực đầy đủ.

Hoành phi đầu tiên trang trí nhiều hoa văn chạm nổi rực rỡ như mẫu đơn, chim phượng, trái lựu, dây nho,...
Phiên âm: Đức hữu nguyên
Tạm dịch: Đức là nguồn.
Hoành phi thứ hai trang trí nhiều hoa văn chạm nổi hoa lá như mẫu đơn, chim phượng, trái lựu,...
Phiên âm: Nhân giả thọ.
Tạm dịch: Người sống thọ.
 Liễn đối đầu tiên
Tạm dịch:
Chuyên cần tiết kiệm là hai từ cần thường dùng để tạo nghiệp cho đầy đủ,
Khoa học là cỗ xe trên đường học nên sách càng nhiều hơn.
Liễn đối thứ hai
Tạm dịch:
Muốn hoàn mỹ nên chỉnh đốn mà ca ngợi người trong chiêm bao,
Cảnh tượng mênh mông kiến người quân tử đi xem xét khắp nơi.
Liễn đối thứ ba
Tạm dịch
Sách quí mở ra trang sáng suốt cùng nhau nghênh dưỡng khí,
Ánh sánh mùa xuân tháng chạp làm vạn vật tốt tươi.
Liễn đối thứ tư ở khu vực tứ trụ
Tạm dịch:
Nghiệp sáng tiền nhân để lại cho đời sau nhiều tốt đẹp,
Nghĩa nhân theo lời dạy truyền cho gia đình thanh cao.
Trong cùng sát vách là ba tủ thờ thờ Tiên Sư (ở giữa), Tiền Vãng (bên trái) và Hậu Vãng (bên phải) bên trên có các tranh kiếng.

Sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của di tích Đình Châu Hưng

Xếp hạng di tích loại hình kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh

Ban quản lý di tích Bến Tre tiến hành lập hồ sơ khoa học di tích đình Châu Hưng tham mưu sở văn hóa Thể Thao và Du Lịch trình UBND Bến Tre xem xét và đã được phê duyệt xếp hạng di tích

  • Ngày 7 tháng Giêng âm lịch là lễ Khai sơn;
  • 17, 18 tháng Giếng cúng Tiên sư, Thượng ngươn (rằm tháng Giêng âm lịch), 
  • Mùng 10 tháng 3 âm lịch là lễ Giổ tổ Hùng Vương, 
  • Tết Đoan ngọ (mùng 5 tháng 5 âm lịch), 
  • Trung ngươn (rằm tháng 7 âm lịch), Hạ ngươn (rằm tháng 10 âm lịch),
  • Ngày 10, 11 tháng 6 âm lịch là lễ Hạ điền; 
  • Ngày 10, 11 tháng 12 âm lịch là Lễ thượng điền;
  • Lễ Kỳ yên được tổ chức 2 lần trong năm trùng với lễ Thượng điền và Hạ điền;
  • Ngoài ra còn các ngày lễ như: tết Nguyên đán, Sóc vọng hàng tháng, Khai hạ,... 

Lịch sử hình thành

Lên trang đầu

DU LỊCH BÌNH ĐẠI - BẾN TRE

Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Bình Đại - Bến Tre

Hotline: + 84972220XXX - + 84972220XXX

Email: dulichbinhdai@gmail.com

Website: https://dulichbinhdai.triplink.vn/

2024 Bản quyền thuộc về Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Bình Đại - tỉnh Bến Tre